Bạn muốn gửi thực phẩm sang Châu Âu cho người thân hay đối tác nhưng lại không biết loại nào được phép mang đi? Bạn lo ngại thực phẩm mình gửi có bị hải quan giữ lại hay không? Tesla Express sẽ giúp bạn hiểu giải quyết các vấn đề trên thông qua những điều cần biết khi gửi thực phẩm từ Việt Nam đi Châu Âu – từ việc chọn loại thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, cước phí và thời gian ship hàng.
Các loại thực phẩm được phép và không được phép gửi sang Châu Âu
Trước khi bạn đóng gói và gửi hàng thực phẩm từ Việt Nam đi Châu Âu, điều quan trọng đầu tiên là hiểu rõ loại thực phẩm nào được phép nhập khẩu vào các nước EU và đâu là nhóm thực phẩm nằm trong danh sách cấm hoặc hạn chế. Điều này không chỉ giúp hàng hóa thông quan dễ dàng mà còn tránh các rủi ro về pháp lý và tài chính không mong muốn.
Các loại thực phẩm được phép vận chuyển qua Châu Âu
Khi vận chuyển đồ khô sang Châu Âu, nhất là với các loại thực phẩm khô như: bánh kẹo, cà phê, mực khô, gia vị, hạt điều…, bạn không chỉ cần đóng gói đúng chuẩn mà còn phải chuẩn bị thủ tục pháp lý và hồ sơ hải quan đầy đủ.
Dưới đây là các nhóm thực phẩm được phép gửi qua Châu Âu phổ biến mà Tesla Express thường xử lý cho khách hàng:
- Thực phẩm khô hải sản: mực khô, cá khô, tôm khô, hải sản phơi nắng hoặc sấy nhiệt.
- Gia vị khô: bột ngũ vị hương, tiêu, muối ớt, sa tế, nước mắm dạng gói nhỏ hoặc dạng bột (tùy quốc gia cho phép).
- Bánh kẹo và đồ ăn vặt: bánh đậu xanh Hải Dương, kẹo lạc, kẹo dừa, mứt trái cây, bánh tráng, snack, bánh quy.
- Trái cây sấy khô: mít sấy, chuối sấy, xoài sấy, mận khô – phải đóng gói đúng tiêu chuẩn vệ sinh.
- Lạp xưởng, chà bông (ruốc), thịt bò khô, heo khô: cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và đóng gói hút chân không.
- Các sản phẩm yến sào, đông trùng hạ thảo, thảo dược: được phép nếu là sản phẩm đã qua xử lý, có chứng nhận rõ ràng.
- Cà phê, trà, đồ uống khô dạng gói: được phép gửi nếu không chứa thành phần động vật và được niêm phong.
- Thực phẩm đóng gói: thịt lon, đồ hộp, cá hộp, trái cây đóng hộp, rau củ đóng gói, mì gói, phở gói, hủ tiếu gói, miến gói…
Lưu ý: Tất cả các mặt hàng đồ khô này cần được đóng gói đúng cách, có nhãn mác tiếng Anh hoặc song ngữ Việt – Anh, và kèm theo hóa đơn giấy chứng nhận nếu là hàng thực phẩm gửi số lượng lớn hoặc mục đích thương mại.
Những loại thực phẩm không được gửi đi Châu Âu
Bên cạnh các mặt hàng được chấp nhận, có nhiều loại thực phẩm mà các nước EU cấm hoặc kiểm soát nghiêm ngặt, đặc biệt là các sản phẩm tươi sống, sản phẩm từ động vật chưa qua xử lý hoặc không có chứng từ kiểm dịch.
Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm không được phép gửi đi Châu Âu:
- Thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến: thịt sống, cá sống, trứng sống, sữa tươi…
- Rau củ quả tươi: đặc biệt là rau có lá như rau thơm, rau mùi, cải ngọt, do nguy cơ mang mầm bệnh hoặc côn trùng.
- Thực phẩm tự chế biến tại nhà: đồ ăn không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, không có kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nước mắm chai lớn, dầu ăn, nước sốt tự làm: dễ bị xem là hàng hóa dạng chất lỏng, có nguy cơ rò rỉ trong quá trình vận chuyển nên sẽ bị hạn chế.
- Thịt khô của các loại động vật trên cạn: khô gia súc, khô gia cầm, côn trùng khô hoặc đông lạnh không có giấy phép kiểm dịch.
- Đồ ăn có mùi mạnh: mắm tôm, mắm nêm, sầu riêng… thường bị từ chối vì ảnh hưởng đến các kiện hàng khác.
Chú ý: Một số quốc gia như Đức, Pháp, Hà Lan, và Thụy Điển có thêm các quy định riêng, nên cần kiểm tra trước với đơn vị dịch vụ vận chuyển quốc tế uy tín như Tesla Express để được tư vấn rõ hơn.
Các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tại Châu Âu
Khi bạn muốn gửi thực phẩm sang Châu Âu từ HCM, bạn phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của các quốc gia tại EU. Đây là điều kiện bắt buộc để lô hàng thực phẩm khô của bạn không bị giữ lại tại hải quan hoặc bị trả ngược lại về Việt Nam. Dưới đây là một số quy định liên quan đến thực phẩm khi gửi sang Âu Châu.
Các quy định chung về an toàn thực phẩm
Các nước Liên minh Châu Âu có bộ luật chung gọi là EU Food Law, đặc biệt là General Food Law Regulation (EC) No. 178/2002. Bộ luật này quy định rõ về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và cả người gửi hàng trong việc bảo đảm sản phẩm thực phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, mọi loại thực phẩm nhập khẩu vào đều phải phải:
- Không gây hại cho sức khỏe con người.
- Phù hợp với mục đích sử dụng đã công bố.
- Có thể truy xuất được nguồn gốc nếu cần.
Các yêu cầu về kiểm soát chất lượng thực phẩm
Để đảm bảo sản phẩm thực phẩm khô đạt tiêu chuẩn nhập khẩu vào các nước Châu Âu, Tesla Express khuyến khích khách hàng sử dụng thực phẩm có chứng nhận:
- HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): Chứng nhận phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, đảm bảo quá trình sản xuất thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ.
- EU-GMP (Good Manufacturing Practices): Thực hành sản xuất tốt, áp dụng với cơ sở sản xuất thực phẩm, sản xuất thuốc, bao bì, chế biến, đóng gói…
Những chứng nhận này không chỉ giúp hàng hóa dễ thông quan, mà còn nâng cao uy tín sản phẩm nếu bạn là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thực phẩm sang Châu Âu.
Quy định về nhãn mác đối với thực phẩm nhập khẩu vào EU
Bất kỳ loại thực phẩm nào gửi sang EU cũng cần có nhãn mác đầy đủ và rõ ràng, bao gồm:
- Tên sản phẩm.
- Thành phần chi tiết (càng rõ ràng càng tốt).
- Hướng dẫn sử dụng nếu có.
- Ngày sản xuất – Hạn sử dụng.
- Xuất xứ: “Made in Vietnam”.
- Cảnh báo dị ứng (Allergen Information): như có chứa đậu phộng, sữa, gluten….
Các giới hạn về thành phần thực phẩm khác
Khi gửi đồ khô sang Châu Âu thì bạn phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Không vượt quá mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRLs).
- Không chứa kim loại nặng vượt giới hạn: chì, thủy ngân, cadmium…
- Không chứa các chất bị cấm như chất tạo màu công nghiệp, phụ gia không được phép sử dụng.
Những sản phẩm không đạt các tiêu chuẩn trên sẽ bị kiểm tra ngẫu nhiên hoặc giữ lại tại hải quan. Vì vậy, xác minh nguồn gốc hàng hóa và điều kiện bảo quản là vô cùng quan trọng đến tốc độ giao hàng đến các nước Châu Âu.
Các quy định về kiểm dịch thực vật
Đối với các sản phẩm như rau quả tươi sống, các nước EU yêu cầu có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate). Hiện tại, hầu hết các loại rau quả tươi bị hạn chế gửi qua các đường vận chuyển thông thường do khó kiểm soát chất lượng. Tesla Express khuyến nghị gửi các loại rau củ sấy khô, hoặc dạng bột nếu bạn muốn gửi thực phẩm thực vật đi EU.
Ngoài ra, một số quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU) có những quy định nghiêm ngặt liên quan đến an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, và các chứng nhận như HACCP, Sanitary Certificate…. Một số nhóm thực phẩm có thể gửi đi nếu tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về đóng gói, bảo quản và chứng từ theo chuẩn của quốc gia muốn nhập vào.
Cước phí gửi thực phẩm sang Châu Âu bao nhiêu tiền
Chi phí vận chuyển thực phẩm sang Châu Âu không chỉ phụ thuộc vào trọng lượng thực tế, mà còn liên quan đến loại thực phẩm, quốc gia nhận hàng, và đặc biệt là hình thức vận chuyển (ưu tiên nhanh, thường, hoặc tiết kiệm). Dưới đây là bảng giá tham khảo mà Tesla Express tổng hợp cho các loại thực phẩm khô, bánh kẹo, gia vị… được gửi từ Việt Nam đi các nước Châu Âu.
Bảng giá gửi thực phẩm sang Châu Âu 2025 tại Tesla Express:
Trọng lượng hàng thực phẩm | Cước phí gửi sang các nước EU (Ý, TBN, Đức, Pháp, Hà Lan…) | Cước phí gửi sang các nước Châu Âu khác (Anh, Thụy Sĩ, Na Uy…) |
Dưới 0.5 kg | 550.000 VNĐ | 600.000 VNĐ |
Từ 0,5 – 1 kg | 800.000 VNĐ | 900.000 VNĐ |
Từ 1 – 2 kg | 1.200.000 VNĐ | 1.350.000 VNĐ |
Từ 2 – 3 kg | 1.600.000 VNĐ | 1.750.000 VNĐ |
Từ 3 – 5 kg | 2.300.000 VNĐ | 2.500.000 VNĐ |
Từ 5 – 10 kg | 4.300.000 VNĐ | 4.800.000 VNĐ |
Trên 10 kg | Liên hệ để được báo giá | Liên hệ để được báo giá |
Lưu ý: Giá cước có thể thay đổi tùy theo mùa cao điểm và loại thực phẩm đặc thù. Ngoài ra, Tesla Express luôn có ưu đãi đặc biệt cho khách gửi số lượng lớn hoặc khách hàng doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm. Vì thế bạn hãy liên hệ đến Tesla Express qua hotline 0942 923 365 để nhận được báo giá dịch vụ gửi thực phẩm qua EU cụ thể hơn.
Cách tính phí gửi hàng thực phẩm khô tại Công ty Tesla Express:
Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không – đặc biệt là thực phẩm khô, ngoài trọng lượng thực tế, còn có một khái niệm rất quan trọng là trọng lượng quy đổi (khối lượng thể tích). Đây cũng là yếu tố mà Tesla Express áp dụng để tính phí vận chuyển , theo quy chuẩn của IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế).
Trọng lượng quy đổi hàng thực phẩm khô để vận chuyển: Khối lượng quy đổi (kg) = Dài (cm) x Rộng (cm) x Cao (cm) / 6000.
Ví dụ: Bạn gửi một thùng hàng có kích thước 40 × 30 × 50 cm, dù hàng bên trong chỉ nặng 3 kg nhưng có trọng lượng quy đổi lại là 10 kg = (40 x 30 x 50) / 6000. Trong trường hợp này, Tesla Express và các hãng vận chuyển sẽ tính cước dựa trên 10kg chứ không phải 3kg thực tế.
Hình thức vận chuyển hàng thực phẩm từ Việt Nam sang Châu Âu hiệu quả
Khi nói đến gửi thực phẩm sang Europe thì việc lựa chọn hình thức vận chuyển đường hàng không là thích hợp nhất. Hình thức này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo độ tươi ngon và an toàn cho sản phẩm – đặc biệt là thực phẩm có thời hạn sử dụng ngắn.
Những ưu điểm nên chọn đường hàng không khi gửi thực phẩm đi EU:
- Thời gian vận chuyển ngắn: Chỉ từ 3 – 7 ngày, hạn chế rủi ro thực phẩm bị hư hỏng.
- Bảo quản tốt hơn: Dễ dàng sử dụng các dịch vụ vận chuyển lạnh, đông khô, hút chân không.
- Thông quan nhanh: Nhờ hệ thống kiểm soát chuyên biệt cho hàng thực phẩm tại các sân bay lớn.
- Độ chính xác cao: Dễ theo dõi hành trình hàng hóa, tránh thất lạc, sai địa chỉ.
- Phù hợp với mặt hàng cao cấp: Như yến sào, đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, tổ yến tinh chế…
Ví dụ thực tế khi gửi thực phẩm bằng đường hàng không từ Việt Nam đi Châu Âu:
- Gửi thực phẩm khô từ TP.HCM đi Đức (Frankfurt): mất 4 – 5 ngày (bao gồm khai báo hải quan).
- Vận chuyển đồ khô từ Hà Nội đi Pháp (Paris): mất 3 – 4 ngày, rất phù hợp để gửi bánh kẹo handmade, thực phẩm Tết.
- Chuyển phát nhanh thực phẩm Từ TP.HCM đi Hà Lan (Amsterdam): khoảng 5 ngày, thường gửi các mặt hàng đặc sản như mực khô, ruốc, cà phê.
Lưu ý: Đối với thực phẩm có mùi đặc trưng như mắm, chà bông, gia vị lên men… cần đóng gói kỹ bằng nhiều lớp, hút chân không và có nhãn cảnh báo rõ ràng. Tesla Express luôn nhận đóng gói và vận chuyển các mặt hàng này đảm bảo giống chuẩn hàng thực phẩm quốc tế.
Chuyển phát nhanh thực phẩm khô đi Châu Âu mất bao lâu
Thời gian vận chuyển thực phẩm đi Châu Âu mất thời gian từ 3 – 7 ngày làm việc tùy vào quốc gia tại EU. Dưới đây là mốc thời gian trung bình mà Tesla Express đang áp dụng cho các tuyến gửi thực phẩm từ Việt Nam đi các nước Châu Âu:
Quốc gia tại Châu Âu | Thời gian giao hàng trung bình |
Đức, Pháp, Hà Lan | 3 – 4 ngày làm việc |
Bỉ, Ý, Ba Lan | 5 – 6 ngày làm việc |
Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy | 6 – 7 ngày làm việc |
Anh, Thụy Sĩ, các nước EU khác | 5 – 7 ngày làm việc |
Lưu ý: Thời gian giao hàng không tính thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ của các nước tại Châu Âu. Trường hợp phát sinh kiểm tra hải quan, thời gian có thể kéo dài thêm 1 – 2 ngày.
Quy trình gửi thực phẩm từ Việt Nam sang Châu Âu chi tiết
Dưới đây là 5 bước quy trình tiêu chuẩn mà Tesla Express đang áp dụng để hỗ trợ khách hàng gửi thực phẩm đi EU:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý để gửi thực phẩm sang EU
Nếu bạn lần đầu xuất khẩu hàng hóa thực phẩm sang các nước EU, thì bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ sau: Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp); Mã số thuế; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Hồ sơ pháp lý liên quan đến sản phẩm: công bố chất lượng, tem nhãn, bao bì; Hợp đồng mua bán (nếu gửi theo dạng thương mại).
Trường hợp đối với khách cá nhân gửi thực phẩm khô như quà tặng (số lượng nhỏ) thì Tesla Express sẽ hỗ trợ bạn đơn giản hóa thủ tục mà vẫn đúng luật.
Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm
Mỗi loại thực phẩm gửi đi EU cần đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về: Chất lượng sản phẩm; hàm lượng chất bảo quản, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; kiểm nghiệm thành phần an toàn, không chứa chất cấm trong danh sách của EU.
Nếu bạn là doanh nghiệp, việc kiểm nghiệm sản phẩm trước khi xuất khẩu là bắt buộc. Đội ngũ Tesla Express có thể hỗ trợ bạn kết nối với các đơn vị kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc tế để hoàn tất nhanh chóng bước này.
Bước 3: Xin giấy chứng nhận xuất xứ C/O
Chứng nhận C/O là viết tắt của Certificate of Origin: nghĩa là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là giấy tờ quan trọng giúp chứng minh nguồn gốc hàng thực phẩm sản xuất tại Việt Nam, được hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất hàng thực phẩm qua EU
Việc khai báo hải quan cần sự chính xác, minh bạch để tránh tình trạng lô hàng thực phẩm khô của bạn bị giữ lại, chậm trễ hoặc bị phạt. Các bước thực hiện gồm khai báo trên hệ thống hải quan điện tử; nộp thuế và phí xuất khẩu (nếu có); Nộp các giấy tờ đi kèm như: hợp đồng, C/O, tờ khai hải quan, phiếu đóng gói…
Với khách hàng sử dụng dịch vụ của Tesla Express, bạn hoàn toàn yên tâm vì chúng tôi sẽ thay mặt khách làm trọn gói thủ tục hải quan, không để bạn phải lo lắng về thủ tục phức tạp.
Bước 5: Tiến hành vận chuyển hàng thực phẩm đi các nước Châu Âu
Sau khi thông quan, lô hàng thực phẩm khô sẽ được chuyển đến sân bay quốc tế và tiếp tục hành trình sang các nước Châu Âu bằng đường hàng không. Đây là hình thức vận chuyển nhanh nhất và an toàn nhất cho thực phẩm. Thời gian giao hàng trung bình từ 3 – 7 ngày làm việc, và bạn có thể theo dõi thông tin hàng hóa thông qua đội ngũ của Tesla Express.
Dịch vụ gửi thực phẩm khô sang Châu Âu uy tín Tesla Express
Tesla Express là công ty chuyên vận chuyển hàng đi Châu Âu. Chúng tôi hiểu rõ các yêu cầu, rào cản và cách vận hành tối ưu để thực thi dịch vụ gửi thực phẩm sang Châu Âu một cách hiệu quả và tiết kiệm. Với ưu điểm hệ thống mạng lưới rộng, đội ngũ Tesla Express đảm bảo sẽ giúp bạn ship đồ khô sang mọi quốc gia ở Châu Âu dễ dàng.
Tại sao khách hàng chọn Tesla Express khi gửi thực phẩm từ Việt Nam qua Châu Âu?
- Tư vấn miễn phí về loại thực phẩm nào được phép gửi và quy định của từng nước EU.
- Nhận gửi nhiều loại hàng thực phẩm khó: như mắm, đinh lăng, yến sào…
- Hỗ trợ trọn gói thủ tục pháp lý: hỗ trợ làm kiểm nghiệm, xin C/O, thuế hải quan…
- Vận chuyển nhanh chóng bằng đường hàng không sang EU: thời gian từ 3 – 7 ngày.
- Đóng gói đúng chuẩn quốc tế: hỗ trợ hút chân không, thùng lạnh, tránh ẩm mốc hỏng.
- Giá cước cạnh tranh: Ưu đãi số lượng lớn chỉ từ 550,000/kg hàng thực phẩm.
Cách đóng gói bảo quản thực phẩm đúng cách để ship sang Châu Âu
Đóng gói thực phẩm đúng chuẩn là yếu tố quyết định đến chất lượng và khả năng thông quan khi gửi lương thực đi Châu Âu. Đặc biệt với những loại thực phẩm khô như hạt điều, mực khô, bánh kẹo, cà phê, gia vị…, bạn cần đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về đóng gói quốc tế. Dưới đây là các lưu ý quan trọng:
- Chọn vật liệu đóng gói phù hợp: Ưu tiên các loại túi nilon PE, bao bì hút chân không, hộp carton chịu lực; Tránh dùng bao bì tái chế, vật liệu dễ mục hoặc thấm nước; Đóng gói bên ngoài bằng thùng carton 5 lớp, có chống sốc và chống va đập.
- Đóng gói kín đáo để thực phẩm tránh ẩm mốc và nhiễm khuẩn: Bạn nên sử dụng túi hút chân không giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm khô. Nếu có điều kiện thì đóng gói kèm gói hút ẩm (silica gel) để giữ khô thoáng. Niêm phong kỹ càng bằng băng keo chắc chắn để tránh xâm nhập từ bên ngoài.
- Ghi rõ thông tin về sản phẩm trên bao bì: Bạn phải đảm bảo trên bao vì mặt hàng thực phẩm phải có các thông tin như tên sản phẩm, thành phần, nơi sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Nếu là hàng xuất khẩu, nên có nhãn phụ tiếng Anh hoặc ngôn ngữ nước nhập khẩu.
- Đảm bảo nhiệt độ bảo quản phù hợp: Với hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, cần bảo quản ở nhiệt độ từ 0°C đến -18°C. Bạn cũng có thể sử dụng thùng giữ nhiệt, túi gel đá khô, hoặc dịch vụ vận chuyển chuyên biệt. Riêng với thực phẩm khô thì nên để ở môi trường khô ráo, nhiệt độ thường ổn định.
Các câu hỏi thường gặp khi gửi thực phẩm khô sang Châu Âu FAQ
Thủ tục gửi thực phẩm đi Châu Âu gồm những giấy tờ gì?
Tùy loại hình gửi hàng (cá nhân hay doanh nghiệp), bạn có thể cần: Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công ty); giấy kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm; giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; tờ khai hải quan, hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại; giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)… Nếu như bạn sử dụng dịch vụ từ Tesla Express thì sẽ được hỗ trợ trọn gói thủ tục hải quan.
Chuyển phát nhanh thực phẩm sang Châu Âu có cần phải hút chân không hay không?
Bạn nên áp dụng cách hút chân không thực phẩm khô để vận chuyển qua Châu Âu. Bởi vì cách này sẽ giúp cho hàng hóa được bảo quản tốt hơn, có thể gửi các mặt hàng thực phẩm dạng lỏng, và dễ dàng được thông quan hơn khi khai báo thủ tục hải quan. Hiện tại, Tesla Express có cung cấp dịch vụ vận chuyển thực phẩm đi EU trọn gói hỗ trợ hút chân không.
Tôi có thể gửi mắm đi Châu Âu được không?
Có thể, Tesla Express sẽ giúp bạn gửi các loại mắm qua Châu Âu. Thông thường mắm là một loại thực phẩm nặng mùi nên rất khó gửi đi nước ngoài, đặc biệt là ở các nước EU. Nhưng với Tesla Express, chúng tôi sẽ sử dụng công nghệ đóng gói chân không đặc biệt, giúp giảm thiểu mùi tối đa để giúp bạn ship đến Châu Âu dễ dàng.
Tìm dịch vụ gửi thực phẩm sang Châu Âu ở đâu uy tín tại HCM?
HIện nay có rất nhiều dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế tại HCM mà bạn có thể liên hệ để ship thực phẩm khô đi Châu Âu. Tesla Express là một trong những đơn vị uy tín đó, chúng tôi có thể giúp bạn ship thực phẩm khô đi nhiều nước Châu Âu với thời gian nhanh chóng và chi phí hợp lý.
Ngoài hàng hóa thực phẩm, Tesla Express có thể giúp bạn vận chuyển nhiều mặt hàng khác sang EU. Chẳng hạn như dịch vụ vận chuyển đồ thủ công mỹ nghệ sang Châu Âu.
Trên đây là tổng hợp các thông tin quan trọng về dịch vụ gửi thực phẩm sang Châu Âu. Tesla Express là đơn vị chuyên tuyến gửi hàng hóa đi Châu Âu chuyên nghiệp, đảm bảo sẽ giúp bạn ship mọi loại hàng thực phẩm sang các nước Châu Âu an toàn – bảo quản tốt – đúng luật – đúng hẹn. Liên hệ 0942 923 365 để nhận được báo giá dịch vụ chi tiết kèm đóng gói hút chân không.