Bạn đang xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu nhưng chưa rõ CO Form EUR 1 là gì và tại sao nó lại quan trọng? Kể từ khi Hiệp định EVFTA được ký kết từ năm 2020, việc tận dụng ưu đãi thuế với Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo mẫu EUR1 là điều kiện tiên quyết. Bài viết này, Tesla Express sẽ giúp bạn hiểu cặn kẽ về C/O Form EUR.1, quy định cơ bản, hồ sơ đăng ký, và hướng dẫn xin cấp cụ thể.
CO Form EUR 1 Là Gì
CO Form EUR 1 (hay còn gọi là Certificate of Origin Form EUR.1) là loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu (EU) hoặc các nước có hiệp định thương mại với EU. Chứng nhận này xác minh nguồn gốc hợp lệ của sản phẩm, giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại ưu đãi như EVFTA.
Tại Việt Nam, C/O Form EUR.1 có tên đầy đủ là Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EUR.1 (Movement Certificate EUR.1). Chứng nhận này được ban hành kèm theo: Phụ lục VI, Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ Công Thương. Việc sở hữu chứng nhận C/O Form EUR.1 mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp xuất hàng, bao gồm:
- Giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt theo các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU.
- Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế nhờ giá thành rẻ hơn do được giảm thuế.
- Chứng nhận này sẽ tạo lợi thế khi đàm phán thương mại với đối tác nhập khẩu ở các nước Châu Âu.
- Hàng hóa của bạn sẽ được ưu tiên xử lý tại cơ quan hải quan do hàng hóa có xuất xứ rõ ràng.
Tải về mẫu C/O EUR.1 theo chuẩn Bộ Công Thương tại đây.
Form EUR 1 áp dụng cho những nước nào
Danh sách các quốc gia áp dụng C/O Form EUR 1 bao gồm 27 quốc gia thành viên của EU như Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thụy Điển, Đan Mạch… Một số trường hợp đặc biệt như Anh quốc (UK) thì sẽ dùng Form EUR.1 riêng (theo thỏa thuận thương mại UK – VN sau Brexit), các loại form riêng vẫn áp dụng mẫu C/O EUR 1 nhưng có điều chỉnh lại.
C/O Form EUR.1 chủ yếu áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu (EU) hoặc nhập khẩu từ EU về Việt Nam, trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU) hoặc các hiệp định thương mại song phương hoặc khu vực mà EU có ký kết.
Điểm khác nhau giữa C/O Form EUR1 và các loại C/O khác
Để bạn dễ hình dung hơn về sự khác biệt giữa C/O EUR 1 với các loại C/O khác, Tesla Express đã tổng hợp bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí | C/O Form EUR.1 | C/O Form A | C/O Form D |
Khu vực áp dụng | EU (theo EVFTA) | GSP – Hệ thống ưu đãi phổ cập (thường là các nước phát triển cấp cho nước đang phát triển) | ASEAN (Hiệp định ATIGA) |
Mức ưu đãi thuế quan | Ưu đãi cao, giảm sâu hoặc miễn thuế | Có ưu đãi nhưng đang dần bị thu hẹp | Ưu đãi thuế trong khu vực ASEAN |
Cơ quan cấp | Bộ Công Thương hoặc các Phòng VCCI được ủy quyền | Bộ Công Thương / VCCI | Bộ Công Thương / VCCI |
Quy tắc xuất xứ áp dụng | Theo EVFTA – Quy tắc cụ thể về HS code, giá trị gia tăng, chế biến đáng kể | GSP rules (nhiều nước đã rút GSP với Việt Nam) | PSR – Processing rules, hoặc RVC – Giá trị nội khối |
Tính bắt buộc khi xuất khẩu | Bắt buộc nếu muốn hưởng ưu đãi thuế EVFTA | Không còn áp dụng phổ biến | Bắt buộc nếu muốn hưởng thuế ưu đãi trong ASEAN |
Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều loại chứng nhận C/O khác thì hãy khám phá thêm bài viết phân tích C/O là gì trong xuất nhập khẩu của Tesla Express.
Quy định cấp C/O Form EUR.1 tại Việt Nam
Để được xin cấp CO Form EUR 1, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các quy định chặt chẽ từ phía Việt Nam và theo chuẩn của Hiệp định EVFTA. Tesla Express sẽ giúp bạn bóc tách rõ ràng từng điều kiện cụ thể để bạn dễ dàng theo dõi ở dưới đây.
Hàng hóa phải đáp ứng quy tắc xuất xứ trong EVFTA
Nếu sản phẩm của bạn không đáp ứng quy tắc xuất hàng thì cho dù có đầy đủ hồ sơ pháp lý khác, bạn vẫn không thể được cấp CO Form EUR.1. Dưới đây là một số quy tắc trong Hiệp định EVFTA mà doanh nghiệp cần lưu ý:
- Wholly Obtained (WO): Áp dụng với hàng hóa thuần túy có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc EU, ví dụ như nông sản, khoáng sản khai thác trong nước, động vật sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.
- Sufficient Working or Processing: Hàng hóa phải trải qua quá trình gia công, chế biến đáng kể tại Việt Nam (hoặc EU). Không được chỉ lắp ráp đơn giản, dán nhãn hay đóng gói.
- Rule of Change in Tariff Classification (CTC): Sản phẩm phải thay đổi mã số HS (Harmonized System Code) ở cấp độ 2 số, 4 số hoặc 6 số, tùy từng mặt hàng cụ thể theo quy định EVFTA.
- Value Added Rule (VA): Hàm lượng giá trị gia tăng tại Việt Nam phải đạt tối thiểu từ 30% – 40%, tùy theo ngành hàng. Đây là cách chứng minh hàng hóa có đóng góp sản xuất thực tế tại Việt Nam.
- Specific Processing Rule: Một số ngành hàng như dệt may, da giày, linh kiện điện tử… có quy định riêng về công đoạn sản xuất bắt buộc phải thực hiện tại Việt Nam để được coi là có xuất xứ.
Lưu ý là từng nhóm ngành, từng mặt hàng sẽ có cách áp dụng quy tắc xuất xứ khác nhau. Để chắc chắn, bạn có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của Công ty Tesla Express, chúng tôi hỗ trợ tra cứu và kiểm tra quy tắc phù hợp cho từng loại sản phẩm cụ thể.
Doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ
Trước khi xin cấp C/O Form EUR.1, doanh nghiệp bắt buộc phải đảm bảo các điều kiện về mã số thuế hợp lệ và đang hoạt động; phía doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu với các cơ quan có thẩm quyền; và thông tin đăng ký của doanh nghiệp phải trùng khớp với thông tin ghi trong bộ hồ sơ xin C/O.
Cơ quan cấp C/O sẽ kiểm tra rất kỹ các thông tin pháp lý này. Bất kỳ sự sai lệch nào (về tên, mã số thuế, địa chỉ…) đều có thể khiến hồ sơ xin cấp EUR1 Form bị trả về.
Doanh nghiệp phải có hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
Việc chứng minh nguồn gốc hàng hóa là phần khiến nhiều doanh nghiệp mất nhiều thời gian nhất khi xin cấp C/O EUR1 Form. Lý do là bạn còn phải chứng minh rõ ràng rằng sản phẩm thực sự được sản xuất tại Việt Nam hoặc phải đáp ứng đầy đủ quy tắc xuất hàng của EVFTA.
Tùy theo từng mặt hàng và ngành nghề, cơ quan cấp C/O có thể yêu cầu bổ sung thêm các giấy tờ khác để làm rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, hãy luôn chuẩn bị hồ sơ một cách trung thực, chi tiết và nhất quán.
Hướng dẫn kê khai xin CO Form EUR.1
Nhiều doanh nghiệp khi lần đầu tiên xin chứng nhận C/O EUR1 thường loay hoay không biết phải điền nội dung Nội dung C/O Form EUR.1 thế nào cho đúng. Vì chỉ cần sai sót một vài ký tự cũng có thể bị cơ quan cấp C/O yêu cầu chỉnh sửa gây mất thời gian. Tesla Express sẽ hướng dẫn bạn kê khai, kèm theo các lưu ý quan trọng để đảm bảo hồ sơ được duyệt nhanh chóng.
Nội dung C/O Form EUR.1 gồm những phần nào?
Thông thường, mẫu CO Form EUR 1 chuẩn do EU quy định sẽ có tổng cộng 12 ô chính cần kê khai. Tất cả thông tin phải được trình bày bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ EU tương ứng (khuyến khích dùng tiếng Anh để dễ xử lý nhất). Bao gồm:
- Ô 1 – Exporter: Thông tin người xuất khẩu (tên, địa chỉ, quốc gia).
- Ô 2 – Consignee: Thông tin người nhập khẩu (có thể để trống nếu chưa xác định).
- Ô 3 – Country of origin: Quốc gia xuất xứ của hàng hóa (Ví dụ: Vietnam).
- Ô 4 – Country of destination: Quốc gia nhập khẩu (Ví dụ: Germany, France…).
- Ô 5 – Reference No. Số tham chiếu của cơ quan cấp (được điền sau).
- Ô 6 – Transport details: Phương tiện và cách thức vận chuyển (đường biển, hàng không…).
- Ô 7 – Remarks: Ghi chú thêm nếu cần.
- Ô 8 – Item number, Marks, Number and kind of packages, Description of goods: Chi tiết hàng hóa: số kiện, ký mã hiệu, mô tả chi tiết sản phẩm.
- Ô 9 – Gross weight or other quantity: Tổng trọng lượng hoặc đơn vị đo lường khác.
- Ô 10 – Invoice No.: Số hóa đơn thương mại đi kèm (commercial invoice).
- Ô 11 – Certification by authority: Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (ký tên, đóng dấu).
- Ô 12 – Declaration by exporter: Cam kết của người xuất khẩu rằng hàng có xuất xứ hợp lệ (ký tên).
Hướng dẫn chi tiết cách điền từng ô trên C/O Form EUR.1
Số Ô | Nội Dung của Ô | Cách điền chi tiết |
1 | Exporter (Name, full address, country) | Điền tên, địa chỉ đầy đủ, quốc gia của nhà xuất khẩu. Ví dụ: Công ty TNHH ABC, số 123 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. HCM, Việt Nam. |
2 | Certificate used in preferential trade between | Ghi rõ là: EU – Vietnam hoặc tên quốc gia thuộc EU tùy theo đối tượng áp dụng. |
3 | Consignee (Name, full address, country) | Thông tin người nhận hàng (bên nhập khẩu tại EU): tên công ty, địa chỉ đầy đủ, quốc gia. Nếu không biết chính xác, có thể ghi “To order”. |
4 | Country, group of countries or territory in which the products are considered as originating | Ghi: Vietnam |
5 | Country, group of countries or territory to which the products are to be exported | Ghi: European Union hoặc ghi cụ thể quốc gia như: France, Germany… |
6 | Transport details | Tên phương tiện vận chuyển (vận tải biển, hàng không,…) hoặc có thể ghi “By sea”, “By air” hoặc để trống nếu chưa xác định. |
7 | Remarks | Nếu không có ghi chú gì thêm, có thể để trống hoặc ghi “N/A”. |
8 | Item number; marks and numbers; number and kind of packages; description of goods | Chi tiết về hàng hóa: mã hàng, ký hiệu, số kiện, loại bao bì, mô tả hàng hóa (ngắn gọn, rõ ràng). Ví dụ: Item 1 – 10 cartons of Men’s Cotton T-Shirts. |
9 | Gross weight or other measure (litres, m³, etc.) | Tổng trọng lượng (Kg) hoặc thể tích hàng hóa. Ví dụ: 1,000 Kg hoặc 3.5 m³. |
10 | Number and date of invoice | Số và ngày phát hành hóa đơn thương mại (Commercial Invoice). Ví dụ: INV/2025/123 – 10/04/2025. |
11 | Customs endorsement | Dành cho cơ quan cấp CO (VCCI, Bộ Công Thương…). Bạn không cần điền ô này. |
12 | Declaration by the exporter | Doanh nghiệp xuất khẩu ký tên và ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu (nếu có) tại ô này để xác nhận thông tin trên CO. |
Hồ sơ xin cấp C/O Form EUR.1 gồm những gì?
Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp C/O Form EUR.1 đầy đủ và chính xác. Dưới đây là danh sách các loại giấy tờ cụ thể:
- Đơn đề nghị cấp C/O (theo mẫu quy định): Là văn bản chính thức doanh nghiệp gửi đến cơ quan cấp (VCCI, Bộ Công Thương) để yêu cầu cấp C/O cho lô hàng xuất khẩu.
- Tờ khai hải quan xuất khẩu (đã thông quan): Chứng minh hàng hóa đã được xuất khẩu hợp pháp, là căn cứ xác nhận về lô hàng và nước xuất xứ.
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Thể hiện giá trị hàng hóa, đơn vị mua bán, điều kiện giao hàng, giúp đối chiếu thông tin trên CO.
- Vận đơn (Bill of Lading/Airway Bill): Chứng từ vận chuyển, xác nhận phương tiện và tuyến đường xuất khẩu hàng hóa.
- Phiếu đóng gói (Packing List): Liệt kê chi tiết hàng hóa, số lượng, trọng lượng, cách đóng gói… phục vụ việc kiểm tra tính xác thực.
- Bảng kê khai chi tiết chi phí sản xuất: Dùng để chứng minh tỷ lệ giá trị gia tăng tại Việt Nam nếu áp dụng quy tắc xuất xứ “Value Added Rule”.
- Bảng kê khai nguyên liệu, chứng từ nhập khẩu (nếu có): Xác định nguồn gốc các nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất, từ đó tính toán tỷ lệ xuất xứ.
- Giấy phép kinh doanh (bản sao y công chứng): Chứng minh doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và có ngành nghề liên quan đến xuất khẩu.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sale Contract): Nếu có, sẽ bổ trợ thêm cho tính minh bạch và đầy đủ của bộ hồ sơ.
Đối với một số mặt hàng đặc thù xuất khẩu sang Châu Âu như thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế để kinh doanh xuất khẩu thì C/O Form Eur1 là giấy tờ bắt buộc để xin chứng nhận CFS. CFS là chứng nhận giúp lưu hàng hàng hóa thị trường nước ngoài, nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn thì hãy tham khảo bài viết chuyên sâu CFS là gì trong XNK của Tesla Express.
Quy trình các bước xin C/O Form EUR.1 để xuất khẩu sang Châu Âu
Tesla Express đã tổng hợp lại 5 bước xin cấp Co Form Eur 1 xuất khẩu ở dưới đây:
- Bước 1: Đăng ký tài khoản trên hệ thống của VCCI: Truy cập vào cổng eCoSys của VCCI tại ecosys.gov.vn, chọn chức năng đăng ký doanh nghiệp mới. Nếu như bạn đã có tài khoản và khai báo thông tin trên Ecosys rồi thì có thể chuyển qua bước 3.
- Bước 2: Khai báo thông tin trên hệ thống: Nhập các thông tin về doanh nghiệp, lô hàng, người ký CO, hàng hóa, hóa đơn… Hệ thống sẽ yêu cầu đính kèm các file PDF của chứng từ liên quan.
- Bước 3: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp tại VCCI: Sau khi khai báo xong, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ online hoặc in ra và nộp trực tiếp tại chi nhánh VCCI gần nhất.
- Bước 4: Chờ xét duyệt hồ sơ: VCCI sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có thể yêu cầu bổ sung nếu thấy thiếu hoặc không khớp thông tin. Quá trình xét duyệt thường mất từ 4 đến 24 giờ làm việc nếu hồ sơ đầy đủ.
- Bước 5: Nhận C/O Form EUR.1: Sau khi hồ sơ được duyệt, doanh nghiệp có thể nhận bản C/O gốc tại văn phòng VCCI hoặc qua chuyển phát nhanh theo yêu cầu.
Lưu ý: Một lỗi nhỏ trong hồ sơ có thể khiến cả lô hàng không được hưởng ưu đãi thuế suất EVFTA, ảnh hưởng đến chi phí và uy tín giao dịch quốc tế. Điều này rất quan trọng đối với những doanh nghiệp mới xin CO lần đầu, hãy chủ động nhờ hỗ trợ từ các đơn vị uy tín như Tesla Express để giảm thiểu rủi ro sai sót.
Dịch vụ gửi hàng quốc tế hỗ trợ đăng ký C/O Form EUR.1
Tesla Express có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực gửi hàng quốc tế và hỗ trợ khai báo trọn gói thủ tục xuất nhập khẩu. Chúng tôi tự hào mang đến dịch vụ trọn gói gửi hàng hóa đi Châu Âu kèm hỗ trợ đăng ký C/O Form EUR.1 nhanh chóng – chính xác – tiết kiệm.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ xuất hàng châu Âu có hỗ trợ đăng ký C/O của Tesla Express:
- Tư vấn miễn phí: Tesla Express nhận tư vấn điều kiện xuất xứ, giúp bạn lựa chọn loại C/O phù hợp với từng thị trường.
- Hỗ trợ kê khai hồ sơ C/O Form EUR.1 trên hệ thống eCoSys: Đảm bảo hạn chế tối đa sai sót khiến bị từ chối hồ sơ.
- Tesla Express có kinh nghiệm gửi hàng quốc tế chuyên tuyến EU. Chúng tôi nhận gửi hàng đi khắp EU đảm bảo thời gian vận chuyển tối ưu và an toàn tuyệt đối.
- Kinh nghiệm làm việc với VCCI, Bộ Công Thương: Với việc nhiều năm hỗ trợ làm thủ tục hải quan cho khách hàng, Tesla Express có kinh nghiệm rút ngắn quy trình xin cấp CO EUR1 Form, đặc biệt cho các lô hàng gấp.
Những điều cần lưu ý khi kê khai CO Form EUR.1
Trong quá trình kê khai xin cấp C/O Form EUR.1, doanh nghiệp cần chú ý một số điểm sau để tránh bị trả hồ sơ hoặc bị từ chối ưu đãi thuế từ EU:
- Không in ngày ký lên ô số 11 của C/O mẫu EUR.1 và EUR.1 UK: Kể từ ngày 13/5/2024, các doanh nghiệp không được phép in thông tin “ngày…tháng…năm…”.
- Ngôn ngữ kê khai: Toàn bộ thông tin trên C/O Form EUR1 phải được điền bằng tiếng Anh, viết tay hoặc đánh máy rõ ràng, không tẩy xóa.
- Thông tin phải khớp 100%: Các thông tin trên hóa đơn, vận đơn, tờ khai hải quan và C/O phải trùng khớp tuyệt đối. Bất kỳ sai lệch nào cũng có thể khiến C/O bị vô hiệu.
- Không để trống bất kỳ ô nào trên mẫu CO: Nếu không có thông tin thì phải gạch chéo ô trống, không để bỏ trống gây hiểu nhầm.
- Sử dụng mẫu mới nhất theo chuẩn của EVFTA: Form mẫu EUR.1 có quy định chi tiết về kích thước, khung chữ, dấu đóng… nên hãy đảm bảo đang sử dụng mẫu hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
- Ngày phát hành C/O không được sau ngày giao hàng quá lâu: Thời gian xin cấp CO phải hợp lý, nếu nộp sau khi hàng đã giao lâu ngày thì có thể không còn giá trị để xin ưu đãi thuế.
- Nắm rõ quy tắc xuất xứ áp dụng cho từng sản phẩm cụ thể: Không phải mặt hàng nào cũng áp dụng được cùng một quy tắc (CTC, RVC, Wholly obtained…) mà bạn phải lựa chọn đúng loại. Nếu không rõ thì Tesla Express có thể hỗ trợ tra cứu giúp bạn điều này.
- Lưu trữ hồ sơ đầy đủ ít nhất 5 năm: Theo yêu cầu từ cơ quan cấp CO, mọi hồ sơ liên quan đến CO phải được lưu trữ để phục vụ kiểm tra truy xuất nếu cần.
Các câu hỏi liên quan về CO Form EUR.1 FAQs
CO Form EUR 1 UK là gì?
Sau khi Anh rời EU (Brexit), C/O Form EUR.1 UK là mẫu chứng nhận xuất xứ dành riêng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Vương quốc Anh theo Hiệp định thương mại tự do UKVFTA. Mẫu này không giống hoàn toàn với CO Form EUR.1 trong EVFTA và có mã riêng, quy trình cấp tương tự nhưng áp dụng theo cam kết song phương với Anh.
C/O mẫu EUR.1 xin cấp lại
Trong trường hợp C/O Form EUR.1 bị mất, thất lạc hoặc sai thông tin, doanh nghiệp có thể xin cấp lại (re-issued) bản mới theo Điều 23 Thông tư 11/2020/TT-BCT. Tuy nhiên, hồ sơ phải chứng minh rõ lý do và thường chỉ được cấp lại trong một khoảng thời gian nhất định sau ngày phát hành bản C/O EUR 1 gốc.
Quy định riêng về CO Form EUR 1 UK và Bắc Ireland
Sau sự kiện Brexit, do một số đặc thù mà Bắc Ireland vẫn áp dụng một số tiêu chuẩn chung với EU. Khi xuất khẩu từ Việt Nam sang Bắc Ireland, bạn cần kiểm tra kỹ xem nên sử dụng mẫu EUR.1 theo EVFTA hay theo UKVFTA để tránh nhầm lẫn trong thủ tục hải quan tại điểm đến.
Các cơ quan tổ chức cấp CO Form EUR 1 ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các tổ chức có thẩm quyền cấp C/O Form EUR.1 bao gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương; Các Chi cục Quản lý thị trường (một số trường hợp cụ thể). Tesla Express có thể hỗ trợ bạn làm việc trực tiếp với các đơn vị này nhanh chóng và đúng chuẩn.
Bảng kê nguyên phụ liệu Form EUR 1 là gì?
Bảng kê nguyên phụ liệu EUR1 là phần thông tin thể hiện toàn bộ nguyên phụ liệu đầu vào, tỷ lệ sử dụng, xuất xứ từng nguyên liệu, và giá trị cấu thành trong sản phẩm cuối cùng. Mục đích là chứng minh tính hợp lệ về xuất xứ hàng hóa để được cấp C/O EUR1. Bên trực tiếp sản xuất hoặc doanh nghiệp ủy thác sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang EU có nghĩa vụ lập bảng kê này.
Tiêu chí PSR Form EUR.1 là gì?
PSR (Product Specific Rules) là tiêu chí xuất xứ cụ thể theo từng mã HS code hàng hóa. Mỗi mặt hàng có một quy tắc riêng để chứng minh xuất xứ (RVC, CTC, công đoạn gia công đặc biệt…). Việc áp dụng đúng PSR là điều kiện tiên quyết để được hưởng ưu đãi thuế EVFTA.
Quy định đóng dấu ISSUED RETROACTIVELY Form EUR.1 là gì?
Trong trường hợp hàng hóa đã xuất khẩu nhưng chưa xin được CO đúng thời điểm, doanh nghiệp có thể xin cấp C/O hồi tố (Issued Retroactively). Loại C/O hồi tố này sẽ được đóng dấu “ISSUED RETROACTIVELY” và vẫn được chấp nhận thay thế tạm thời cho C/O EUR1 nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện của EVFTA.
Mẫu CO Form EVFTA nhập khẩu là gì?
Đây là bản CO Form Eur 1 nhập khẩu do EU cấp khi Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ các nước EU. Doanh nghiệp nhập khẩu cần kiểm tra kỹ tính hợp lệ của mẫu này để được hưởng ưu đãi thuế quan tại Việt Nam.
Các tiêu chí xuất xứ form EUR1 là gì?
CO Form EUR 1 tuân theo hệ thống quy tắc xuất xứ trong EVFTA cơ bản sẽ bao gồm 5 loại: Xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained); Gia công đáng kể (Sufficient Working or Processing); Tỷ lệ giá trị nội địa (Value Added); Thay đổi mã số HS (CTC); Gia công công đoạn đặc thù (Specific Processing Rule).
Trên đây là tổng hợp thông tin quan trọng nhất về CO Form EUR 1 là gì trong xuất nhập khẩu Châu Âu. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ chứng nhận C/O EUR.1 là gì, các quốc gia sử dụng, quy định, hồ sơ chuẩn bị và các điền chính xác. Nếu bạn không chắc chắn thì hãy để hãy liên hệ Tesla Express để chúng tôi đồng hành cùng bạn từ khai báo chứng nhận C/O từ A-Z.