Tìm hiểu CHI TIẾT ENS là phí gì khi khai báo nhập khẩu EU

ens la phi gi

Nếu bạn đang tìm hiểu ENS là phí gì khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Liên minh Châu Âu (EU), thì bài viết này dành cho bạn. Rất nhiều người mới trong ngành logistics, xuất nhập khẩu hoặc thậm chí là doanh nghiệp đang giao hàng đi EU lần đầu vẫn chưa nắm rõ phí ENS là gì, áp dụng khi nào, ai sẽ khai báo và khai báo như thế nào cho đúng. Trong bài viết này, Tesla Express sẽ giúp bạn hiểu rõ về Fee ENS để tránh rủi ro bị phạt hay trì hoãn hàng hóa.

ens la phi gi

ENS là phí gì trong xuất nhập khẩu

ENS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Entry Summary Declaration – Tờ khai sơ bộ nhập cảnh. Đây là một loại phụ phí khai báo an ninh điện tử bắt buộc, được áp dụng cho mọi lô hàng nhập khẩu vào EU bằng đường biển (bao gồm cả hàng trung chuyển, quá cảnh). Phí ENS không cố định giữa các hãng tàu, dao động từ 25-50 USD/Bill, tùy theo quy mô và tuyến vận chuyển.

Phí ENS là khoản chi phí mà hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu thu từ người gửi hàng (Shipper), để bù đắp chi phí thực hiện việc khai báo ENS thay cho chủ hàng. Do việc nộp tờ khai ENS đòi hỏi hệ thống điện tử đạt chuẩn, nhân sự nghiệp vụ hiểu biết rõ quy định ICS2 của EU, hãng tàu thường ủy quyền hoặc trực tiếp thực hiện, sau đó thu lại từ Shipper như một loại Local Charge.

Lý do hình thành phụ phí ENS là gì

Lý do tồn tại của việc khai báo ENS là để bảo vệ an ninh biên giới, chống buôn lậu, và cho phép hải quan EU xử lý rủi ro trước khi hàng cập cảng theo chính sách EU 24-hour Rule. Chính sách 24 tiếng EU là chính sách đưa ra thời gian giới hạn (trước khi tàu khởi hành) để bên gửi hàng đóng phí cho bên hãng tàu để khai báo lô hàng lên hệ thống hải quan EU.

Tờ khai ENS sẽ phải nộp cho hải quan của quốc gia EU đầu tiên mà tàu cập cảng, trước khi hàng hóa chính thức được đưa vào lãnh thổ hải quan EU. Tất cả thông tin liên quan tới ENS đều phải được gửi qua hệ thống ICS2 (Import Control System – hệ thống kiểm soát nhập khẩu trước khi hàng đến). Thủ tục làm ENS được quy định từ ngày 31/12/2010 bởi các nước EU.

Khi nào áp dụng tính phí ENS xuất nhập khẩu

khi nao ap dung tinh phi ens

Việc tính phí ENS không diễn ra tùy tiện mà được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể, chủ yếu liên quan đến việc gửi hàng hóa đi châu Âu bằng đường biển. Dưới đây là các tình huống phổ biến mà Tesla Express thường gặp khi hỗ trợ khách hàng:

  • Áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của EU: Mọi loại hàng hóa – kể cả hàng cá nhân, hàng mẫu, hàng tặng – nếu nhập khẩu vào các nước thuộc Liên minh Châu Âu, đều bắt buộc phải khai ENS và chịu phí tương ứng.
  • Áp dụng khi vận chuyển hàng sang EU bằng đường biển: Đây là phương thức vận chuyển chủ đạo khiến ENS trở thành vấn đề bắt buộc. Trong giai đoạn ICS2, EU đã bắt đầu mở rộng khai báo phí ENS cho cả đường hàng không, đường sắt, đường bộ, tuy nhiên hiện nay đường biển vẫn là hình thức áp dụng phổ biến nhất cho phí ENS.
  • Gửi hàng hóa đến các quốc gia thành viên EU và một số nước liên kết: Phí ENS là bắt buộc khi gửi hàng hóa đến 27 nước thuộc EU. Ngoài ra một số quốc gia có thỏa thuận liên kết hải quan như Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland cũng yêu cầu tờ khai ENS tương t, dẫn đến việc bạn vẫn phải phát sinh phụ phí ENS trong vận đơn Bill of Lading.
  • Áp dụng với hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ EU: Dù không có điểm đến cuối cùng tại EU, nhưng nếu hàng của bạn đi ngang qua hoặc dừng lại tại bất kỳ cảng nào trong khu vực EU, thì ENS vẫn phải khai và phí vẫn tính như thông thường. Ví dụ: Gửi hàng từ Việt Nam đi Mỹ nhưng quá cảnh cảng Rotterdam (Hà Lan) thì vẫn phải khai ENS.
  • Yêu cầu đáp ứng quy định SOLAS (Safety of Life at Sea):  Tờ khai ENS là một phần trong hệ sinh thái các biện pháp bảo vệ an ninh hàng hải, trong đó có quy định SOLAS – Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển. Điều này đảm bảo thông tin hàng hóa được cung cấp minh bạch, đầy đủ và chính xác, để tránh rủi ro về cháy nổ, nguy hiểm khi tàu vận hành.

Trung bình mức phí ENS bao nhiêu và tính như thế nào

Mức phí ENS là không cố định mà sẽ tùy theo hãng tàu, đại lý vận chuyển và thị trường từng thời điểm, phí ENS thường dao động từ 25 – 45 USD mỗi vận đơn (MBL – Master Bill of Lading). Trong một số trường hợp đặc biệt, ENS Fee có thể lên tới 50 USD/vận đơn, nếu hãng tàu được yêu cầu xử lý khai báo thủ công hoặc phải gửi hàng hóa có yếu tố rủi ro cao.

Lưu ý: ENS Không tính theo số lượng container hay khối lượng hàng, mà tính theo vận đơn/chuyến khai báo. Tức là một vận đơn có 1 container hay 3 container cũng chỉ đóng một mức phí ENS duy nhất.

Cách tính phí ENS đơn giản dễ hiểu

Phụ phí ENS được hãng tàu hoặc đại lý logistics tính giá theo 3 tiêu chí sau:

  • Phí chuyển thông tin khai báo tới hệ thống ICS/ICS2 của EU.
  • Đảm bảo khai đúng, đúng hạn và đúng chuẩn định dạng khai báo điện tử của EU.
  • Xử lý các lỗi phát sinh nếu tờ khai bị trả về.

Vì 3 tiêu chí này mà ngay cả khi bạn tự gửi hàng từ Việt Nam sang các nước EU – không qua dịch vụ nào – thì hãng tàu vẫn sẽ thu ENS như một khoản bắt buộc. Khi chọn Tesla Express, chúng tôi luôn báo trước khoản ENS Fee rõ ràng khi báo giá, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp hoặc cá nhân hoàn thiện thủ tục khai báo đúng chuẩn EU, tránh bị phạt vì nộp chậm, khai thiếu.

Các thông tin cần có để làm thủ tục khai ENS là gì

cac thong tin can phai khai bao ens

Để việc làm thủ tục khai báo ENS diễn ra nhanh chóng, chính xác và không bị hải quan EU từ chối, bạn nên nắm rõ những dữ liệu cốt lõi cần có trong một tờ khai ENS tiêu chuẩn – áp dụng phổ biến với hàng vận chuyển bằng đường biển vào EU:

  • Thông tin chi tiết về người gửi hàng (Shipper): Gồm tên công ty/cá nhân, địa chỉ rõ ràng, quốc gia, mã số định danh thuế (nếu có).
  • Thông tin chi tiết về người nhận hàng (Consignee): Là người/đơn vị sẽ nhận lô hàng tại điểm đến – cần ghi cụ thể tên, địa chỉ, mã số VAT hoặc EORI nếu hàng nhập EU.
  • Thông tin chi tiết về bên được thông báo (Notify Party – nếu có): Là đơn vị nhận thông tin liên quan đến việc hàng đến – thường là đại lý khai thuê hải quan hoặc forwarder tại EU.
  • Mô tả hàng hóa chính xác và đầy đủ (Description of Goods): Theo quy định của các nước EU thì bạn không nên sử dụng từ mơ hồ như “general goods”, “stuff” mà phải mô tả cụ thể: “Dụng cụ nhà bếp bằng inox”, “Vải cotton may mặc”,…
  • Mã HS (HS Code – Harmonized System Code): Bạn phải khai báo tối thiểu 6 số đầu, đúng bản chất hàng hóa, tránh sai lệch gây ảnh hưởng phân tích rủi ro.
  • Số lượng kiện hàng (Packages): Bạn phải ghi rõ số kiện (cartons, pallets…), loại bao bì: thùng carton, kiện gỗ,…
  • Trọng lượng tổng (Gross Weight): Bạn phải thông báo trọng lượng hàng bao gồm cả bao bì, tính theo kilogram (kg) hoặc tấn (ton).
  • Số container và số chì (Container No. & Seal No.): Thông tin này bắt buộc cho hàng nguyên container, đồng thời phải khớp với dữ liệu khai tại vận đơn.
  • Mã UN cho hàng nguy hiểm (UN Number – nếu có): Nếu hàng thuộc danh mục nguy hiểm (hóa chất, khí nén, pin lithium…), cần khai đúng mã UN theo chuẩn IMO.
  • Thông tin về hành trình vận chuyển: Hải quan sẽ yêu cầu bạn cung cấp về lộ trình ship hàng bao gồm các thông tin sau: Cảng xếp hàng (Port of Loading); Cảng dỡ dự kiến (Port of Discharge); Cảng đầu tiên tại EU mà tàu cập (First EU Entry Port); Cảng xếp hàng (Port of Loading) và cảng dỡ hàng (Port of Discharge).
  • Tuyến vận chuyển và phương tiện vận chuyển: Thông thường sẽ yêu cầu thông tin về số hiệu tàu thuyền gửi hàng.
  • Mã số định danh của hãng tàu (EORI Number).
  • Số vận đơn chính (Master Bill of Lading): Bạn sẽ phải trình Master B/L để phía hải quan  theo dõi và quản lý thông tin lô hàng.

Tesla Express luôn khuyến nghị khách hàng chuẩn bị trước toàn bộ thông tin này ít nhất 2-3 ngày trước ngày xếp hàng, để tránh bị phạt do khai trễ hoặc khai thiếu. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Mã số định danh của hãng tàu thì hãy tham khảo bài viết EORI Number là mã gì nhé!

Thời hạn khai báo phí ENS theo quy định là bao lâu

Đối với hàng hóa FCL và LCL, thời gian khai báo phí ENS là trong vòng 24 tiếng trước khi hàng được xếp lên tàu tại cảng khởi hành (quy định của ICS-EU Customs). Riêng đối với hàng rời (Bulk Cargo), hàng không có container, và hàng hóa đặc biệt thì bạn phải khai báo phí ENS ít nhất 4 tiếng trước khi tàu đến cảng EU lần đầu tiên.

Phân biệt ENS với các loại phí khai báo an ninh khác

Nhiều quốc gia áp dụng các quy định khai báo an ninh nhập khẩu tương tự như phí ENS tại thị trường Châu Âu. Tuy cùng mục đích là phân tích quản lý rủi ro hàng hóa trước khi nhập cảnh, nhưng mỗi hệ thống lại có tên gọi phí khai báo an ninh khác nhau, có quy trình và phạm vi áp dụng riêng. Dưới đây là sự khác nhau giữa ENS và các loại phí khai báo an ninh khác:

Tên Loại Phí Quốc Gia Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Phương Thức Vận Chuyển Thời Điểm Khai Báo Bên Thu Phí Tên Gọi Khác / Ghi Chú
ENS (Entry Summary Declaration) EU (27 nước), Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland ICS / ICS2 Biển, hàng không, bộ, sắt Ít nhất 24h trước khi xếp hàng (biển) Hãng tàu / Đại lý Bắt buộc để hàng vào EU
AMS (Automated Manifest System) Hoa Kỳ CBP (U.S. Customs) Biển, hàng không 24h trước khi hàng lên tàu Hãng tàu / Forwarder Còn gọi là AMS Fee
AFR (Advance Filing Rules) Nhật Bản NACCS Chủ yếu đường biển Trước khi hàng khởi hành Hãng tàu / Đại lý Phải khai chi tiết từng container
ACI (Advance Commercial Information) Canada CBSA Biển, hàng không, bộ Trước khi đến biên giới (tùy phương thức) Hãng tàu / Forwarder Manifest điện tử bắt buộc

Tóm lại ENS là phiên bản “Châu Âu” của hệ thống khai báo an ninh nhập khẩu. Tương tự như AMS (Mỹ), AFR (Nhật), hay ACI (Canada), nhưng mỗi hệ thống có đặc điểm riêng về thời gian, dữ liệu và quy trình khai báo riêng.

Tổng hợp những điều cần lưu ý về phụ phí ENS

Việc xử lý phụ phí ENS trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu không chỉ là chuyện kỹ thuật giấy tờ, mà còn liên quan trực tiếp đến chi phí, thời gian và sự an toàn pháp lý của lô hàng. Dưới đây là các lưu ý quan trọng mà các doanh nghiệp – đặc biệt là người làm logistic cần nắm rõ:

  • Phí ENS là phụ phí bắt buộc – không thể bỏ qua: Dù bạn vận chuyển hàng theo điều kiện gì (EXW, FOB, CIF…), miễn là hàng hóa nhập vào EU, thì việc khai ENS và nộp phí là bắt buộc.
  • Mỗi hãng tàu có biểu phí ENS khác nhau: Mức phí ENS không cố định. Tùy theo hãng tàu, tuyến đi, loại hàng (FCL hay LCL), phí ENS có thể dao động từ 25 – 45 USD/container hoặc hơn. Vì vậy, đừng chủ quan – bạn luôn nên kiểm tra báo giá kỹ lưỡng trước khi xác nhận booking.
  • Chậm khai ENS = rủi ro lớn về thời gian và chi phí: Nhiều doanh nghiệp đã phải chịu chi phí lưu kho tại cảng khởi hành hoặc bị trễ deadline giao hàng chỉ vì khai ENS quá sát giờ cut-off. Nên chủ động chuẩn bị hồ sơ khai ENS ít nhất 2-3 ngày trước khi tàu chạy.
  • Thông tin khai ENS càng chi tiết – càng ít rủi ro: Những thông tin như mô tả hàng, mã HS, số container, cảng đi/đến… nếu sai hoặc không đầy đủ sẽ dễ bị hệ thống ICS của EU từ chối hoặc đánh dấu rủi ro cao. Kết quả: hàng bị kiểm tra, chậm thông quan, phát sinh phí. Vì vậy, hãy khai đúng – khai đủ ngay từ đầu.
  • Forwarder hay hãng tàu chỉ là đơn vị khai hộ – bạn vẫn phải chịu trách nhiệm: Dù bạn thuê forwarder hoặc hãng tàu khai ENS thay, thì người gửi hàng (Shipper) vẫn là bên chịu trách nhiệm pháp lý cho thông tin đã khai. Do đó, bạn nên chủ động kiểm tra và xác nhận lại toàn bộ dữ liệu khai báo ENS trước khi gửi.
  • Không phải hàng nguyên (FCL) mới bị tính phí ENS: Nhiều người nhầm tưởng chỉ container nguyên FCL mới phải khai ENS, nhưng hàng lẻ (LCL) hoặc hàng đi chung container vẫn bị tính phí ENS riêng biệt, tùy theo cách đóng ghép của hãng tàu và loại hàng.
  • Phụ phí ENS có thể được cộng vào Origin Charges – nhưng nên tách riêng để kiểm soát: Một số nhà vận chuyển gộp khoản phí ENS vào các loại phí khác (handling, documentation,…) khiến doanh nghiệp khó kiểm soát chi phí. Tốt nhất, yêu cầu tách rõ từng khoản phụ phí, trong đó có ENS, để dễ đối chiếu, hạch toán.
  • Phí ENS có thể thay đổi khi ICS2 triển khai mở rộng: Hệ thống ICS2 của EU đang được triển khai qua từng giai đoạn, mở rộng từ đường hàng không sang đường biển. Khi giai đoạn mới được kích hoạt, yêu cầu dữ liệu và chi phí xử lý khai báo có thể thay đổi hoặc tăng, đặc biệt với những doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn hệ thống phù hợp.
  • Cần lưu lại bằng chứng đã khai ENS thành công: Sau khi khai ENS, bạn sẽ nhận được mã MRN (Movement Reference Number) hoặc tài liệu xác nhận khác. Bạn hãy nhớ lưu trữ các thông tin này kỹ càng để đối chiếu khi có sự cố phát sinh tại cảng EU.

Tương tự như phụ phí ENS, một trong những loại giấy tờ thủ tục quan trọng khi xuất hàng đến các nước châu Âu là chứng nhận C/O Eur1. đây là mẫu form chứng nhận xuất xứ hàng hóa chỉ riêng tại thị trường EU. Nếu bạn muốn tìm hiểu là loại chứng nhận này thì hãy tham khảo thêm bài viết chứng nhận C/O Eur1 Form của Tesla Express.

Các câu hỏi liên quan về phí ENS trong logistics FAQs

cac cau hoi lien quan ve phi ens faq

Phí ENS Free Ocean Freight là gì?

Phí ENS Free Ocean Freight là để chỉ giá cước biển không bao gồm các phụ phí tại cảng, trong đó phí ENS vẫn là một phần không thể thiếu trong các khoản phí Origin Local Charges khi xuất khẩu sang EU.

Ai là người khai ENS?

Thông thường, hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu tại cảng xếp hàng (origin port) là đơn vị có trách nhiệm khai báo ENS lên hệ thống của Liên minh Châu Âu.

Bên nào sẽ thu phí ENS?

Chính các hãng tàu hoặc đại lý sẽ thu phí ENS từ người gửi hàng.

Ai sẽ là người chịu fee ENS?

Thông thường, người gửi hàng (Shipper) là bên chịu phí ENS, và khoản này sẽ được tính vào bảng phí dịch vụ tại cảng đi. Tuy nhiên, trách nhiệm chi trả cuối cùng có thể thay đổi tùy theo điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms). Ví dụ:

  • Với điều kiện Incoterms FOB: Người bán (Shipper) trả phí ENS.
  • Với điều kiện Incoterms DDP: Người bán chịu toàn bộ chi phí đến nơi nhận.
  • Với điều kiện Incoterms EXW: Người mua có thể là bên chịu phí ENS nếu họ tự lo vận chuyển.

Trong văn bản tiếng Anh, ENS Fee là phí gì?

Trong các tài liệu tiếng Anh, ENS Fee thường được viết đầy đủ là “Entry Summary Declaration Fee” hoặc gọi đơn giản là “ENS Filing Fee” – tức là phí khai báo tóm tắt nhập khẩu bắt buộc trước khi hàng hóa nhập cảnh vào EU.

Ngoài khoản phí chính ENS, phụ phí khai báo ENS là gì?

Ngoài khoản phí chính ENS (Entry Summary Declaration Fee), bạn còn có thể bị tính thêm một số khoản phụ phí ENS liên quan. Ví dụ như ENS Amendment Fee (phí sửa đổi thông tin đã khai báo); ENS Late Submission Fee (phí phạt nếu khai trễ); ENS Handling Fee (phí xử lý hồ sơ giấy tờ kèm khai báo ENS do forwarder hoặc đại lý thu.

Phí ENS áp dụng cho tất cả các lô hàng đi Châu Âu phải không?

Có, mọi lô hàng vận chuyển vào lãnh thổ hải quan EU (bao gồm cả quá cảnh) đều phải khai báo ENS, bất kể hàng FCL hay LCL, hàng nguy hiểm hay hàng thông thường. Không có ngoại lệ, trừ khi hàng hóa đó nằm ngoài hệ thống kiểm soát ICS (trường hợp này rất hiếm gặp).

Nếu khai báo ENS sai hoặc chậm trễ thì hậu quả là gì?

Việc khai báo ENS sai thông tin hoặc nộp muộn so với thời gian quy định sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng, như hàng hóa không được phép xếp lên tàu; bị phạt bởi hải quan EU; chậm thông quan tại cảng đích, Chi phí lưu kho/lưu bãi tăng cao, Vận chuyển hàng hóa sai hẹn; ảnh hưởng đến uy tín và sự tin tưởng của đối tác mua hàng trong các hợp đồng dài hạn.

Fee ENS có bắt buộc hay không?

Có. Phí ENS là một khoản bắt buộc theo luật hải quan của Liên minh Châu Âu, không thể né tránh. Dù bạn xuất khẩu với số lượng ít hay nhiều, hàng FCL hay LCL, hàng thông thường hay hàng nguy hiểm – khai ENS và đóng phí ENS luôn là bước không thể thiếu.

Trên đây là tổng hợp các thông tin quan trọng nhất về ENS là phí gì trong xuất nhập khẩu. Đây là một trong những giấy tờ quan trọng phải khai báo sơ bộ bắt buộc khi xuất khẩu hàng hóa đi các nước EU. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm về nhiều thông tin logistics hữu ích khác thì hãy tham khảo chuyên mục kiến thức xuất nhập khẩu của Tesla Express.

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *