Trong các giao dịch xuất nhập khẩu, chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc Incoterms là gì. Tại sao Incoterm lại đóng vai trò phổ biến trong mọi hợp đồng thương mại quốc tế? Trong bài viết hôm nay, Tesla Express sẽ giúp bạn tìm hiểu toàn diện về bộ quy tắc thương mại quốc tế này, từ định nghĩa, mục đích cho đến vai trò quan trọng của Incoterms trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới.
Điều kiện Incoterms là gì?
Incoterms (International Commercial Terms – Các điều kiện thương mại quốc tế) là một bộ quy tắc tiêu chuẩn do Phòng Thương mại Quốc tế – ICC ban hành nhằm quy định các điều kiện giao hàng trong hợp đồng ngoại thương. Các điều khoản thương mại Incoterm được áp dụng rộng rãi trong ngành vận tải, logistics, tài chính xuất nhập khẩu và cả lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa.
Bộ quy tắc này lần đầu tiên được công bố vào năm 1936 và liên tục được cập nhật đã qua nhiều lần và phiên bản mới nhất hiện nay là Incoterms 2020. Việc sửa đổi bổ sung Incoterms phản ánh thực tiễn tình hình giao thương toàn cầu. Incoterms giúp doanh nghiệp từ nhiều quốc gia hiểu đúng vai trò và nghĩa vụ của nhau mà không bị rối bởi khác biệt ngôn ngữ, luật pháp.
Tải về bản Incoterms 2020 PDF tiếng Việt miễn phí tại đây!
Phạm vi của Incoterms trong xuất nhập khẩu
Incoterms được dùng chủ yếu trong hợp đồng mua bán quốc tế, tuy nhiên cũng có thể áp dụng cho giao dịch nội địa nếu hai bên thống nhất rõ ràng. Vì thế Incoterms là không có tính chất bắt buộc, trừ khi hai bên đồng ý thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận theo điều khoản thống nhất chung.
Incoterms được áp dụng khi nào?
- Khi hai bên ký hợp đồng mua bán hàng hóa xuyên biên giới (xuất nhập khẩu).
- Khi có điều khoản giao hàng bằng đường biển, hàng không, đường bộ, đa phương thức, v.v.
- Khi muốn quy định rõ ai chịu trách nhiệm gì: vận chuyển, bảo hiểm, thuế, thủ tục hải quan…
- Khi hai bên đồng ý sử dụng Incoterms trong hợp đồng (phải ghi rõ Incoterm nào + năm phiên bản).
Incoterms không áp dụng trong những trường hợp nào?
- Không áp dụng cho dịch vụ (chỉ dùng cho hàng hóa hữu hình).
- Không thay thế cho hợp đồng vận chuyển, bảo hiểm, tín dụng…
- Không điều chỉnh các tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc chất lượng hàng hóa.
- Không bắt buộc tự động – chỉ có hiệu lực nếu hai bên tự nguyện đưa vào hợp đồng.
Mục đích của Incoterm trong logistics là gì
Mục đích của Incoterms là để phân định rõ ràng trách nhiệm trong quá trình vận chuyển hàng hóa của các bên. Cụ thể:
- Tiêu chuẩn hóa điều kiện giao hàng: Thay vì mỗi bên tự quy định mơ hồ, Incoterms cung cấp bộ khung quy tắc minh bạch, rõ ràng và được chấp nhận toàn cầu.
- Phân chia trách nhiệm – chi phí – rủi ro: Từng điều kiện Incoterm sẽ chỉ rõ ai là người chịu trách nhiệm vận chuyển, làm thủ tục hải quan, chi trả cước phí, bảo hiểm, cũng như ai chịu rủi ro nếu hàng bị mất mát hay hư hỏng.
- Giảm tranh chấp – hạn chế rủi ro pháp lý: Trong thương mại quốc tế, việc hiểu nhầm điều kiện giao hàng có thể dẫn đến tổn thất nghiêm trọng. Việc áp dụng đúng Incoterms sẽ giúp các bên hạn chế được những bất đồng pháp lý, tiết kiệm thời gian xử lý tranh chấp và bảo vệ quyền lợi tốt hơn.
Tại sao Incoterms lại quan trọng trong thương mại quốc tế?
Khi giao dịch với đối tác quốc tế, mỗi bên có thể đến từ một quốc gia, sử dụng một ngôn ngữ, một hệ thống pháp luật và một tập quán thương mại khác nhau. Lúc này, Incoterms chính là công cụ giúp hiểu chung 1 ngôn ngữ, để thương mại xuyên biên giới diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là những lý do Incoterms trở thành nền tảng không thể thiếu trong thương mại xuất nhập khẩu:
- Tạo ra một ngôn ngữ chung: Incoterms chuẩn hóa các điều kiện giao hàng quốc tế, giúp người mua và người bán hiểu đúng vai trò, nghĩa vụ và quyền lợi của nhau mà không bị mâu thuẫn về mặt diễn giải hợp đồng.
- Xác định điểm chuyển giao rủi ro rõ ràng: Mỗi điều kiện Incoterms đều quy định mốc thời gian hoặc địa điểm mà tại đó rủi ro từ người bán chuyển sang người mua. Điều này cực kỳ quan trọng khi xảy ra sự cố như mất hàng, hư hỏng hoặc chậm trễ.
- Phân chia chi phí minh bạch: Từ cước vận chuyển, phí bảo hiểm, thuế hải quan cho đến phí giao nhận đầu cuối – tất cả đều được phân định sẵn trong từng điều kiện Incoterms, tránh hiểu lầm hoặc gánh chi phí không đáng có.
- Ảnh hưởng đến giá cả và lợi nhuận: Tùy vào điều kiện giao hàng mà doanh nghiệp có thể đàm phán tốt hơn về giá bán, cước phí logistics và tối ưu hóa lợi nhuận. Ví dụ, nếu chọn điều kiện FOB thay vì CIF, người mua có thể chủ động thuê tàu và thương lượng chi phí vận chuyển tốt hơn.
- Là cơ sở chọn phương thức vận tải và dịch vụ logistics phù hợp: Một số Incoterms chỉ áp dụng cho vận tải đường biển (như FAS, FOB, CIF, CFR), trong khi các điều kiện khác linh hoạt hơn. Hiểu rõ điều này sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch logistics tối ưu hơn.
- Liên quan đến thanh toán quốc tế: Trong các giao dịch thanh toán qua L/C (Letter of Credit), ngân hàng sẽ xem xét kỹ điều kiện Incoterm để đối chiếu chứng từ và quyết định thanh toán. Nếu điều kiện giao hàng không khớp với L/C, có thể khiến doanh nghiệp mất thời gian, thậm chí mất tiền.
Lịch sử các các phiên bản Incoterms đã từng được sử dụng
Như đã đề cập, bộ các quy tắc thương mại quốc tế Incoterms được xây dựng và ban hành lần đầu từ thập niên 30 của thế kỷ trước. Kể từ thời điểm đó đến đây, Incoterms đã được tinh chỉnh thay đổi đã hơn 6 lần và được rất nhiều quốc gia áp dụng rộng rãi vào hệ thống xuất nhập khẩu thương mại.
Lịch sử ra đời và các phiên bản Incoterms
Incoterms được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành lần đầu vào năm 1936, với mục tiêu tiêu chuẩn hóa các điều kiện giao hàng trong hợp đồng mua bán quốc tế. Kể từ đó đến nay, Incoterms đã được cập nhật nhiều lần để phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của thương mại toàn cầu. Một số phiên bản chính gồm:
- Incoterms 1953
- Incoterms 1980
- Incoterms 1990
- Incoterms 2000
- Incoterms 2010
- Incoterms 2020 – phiên bản hiện hành và được khuyến nghị sử dụng hiện nay.
Giới thiệu Incoterms 2020 là gì?
Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, áp dụng rộng rãi cho tất cả các hợp đồng thương mại quốc tế kể từ thời điểm đó. Dù không bắt buộc phải sử dụng, nhưng ICC khuyến nghị tất cả doanh nghiệp nên cập nhật để đảm bảo giao dịch theo đúng thực tiễn hiện nay.
Những điểm mới nổi bật trong Incoterm 2020:
- Tách rõ ràng giữa FCA (Free Carrier) và FOB (Free On Board) trong việc bàn giao hàng hóa – tránh hiểu lầm giữa vận tải đường bộ và đường biển.
- Bổ sung quy định cụ thể về bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện CIP và CIF, trong đó CIP yêu cầu mức bảo hiểm cao hơn (theo ICC A), phù hợp với rủi ro hiện đại trong logistics.
- Điều chỉnh linh hoạt về phương tiện vận chuyển của bên mua/bán, ví dụ người bán có thể tự vận chuyển hàng mà không cần thuê bên thứ ba (áp dụng trong một số điều kiện như DAP, DDP).
- Tăng tính minh bạch về chi phí logistics: Mỗi điều kiện đều ghi chú rõ ai chịu loại phí nào, tránh tranh cãi phát sinh sau này.
Tesla Express khuyến nghị: Dù nhiều doanh nghiệp vẫn quen dùng Incoterms 2010 hoặc cũ hơn, nhưng trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới, vận tải đa phương thức và quy định quốc tế thay đổi nhanh chóng, việc cập nhật và sử dụng Incoterms 2020 là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa giao dịch ngoại thương giữa các bên.
Cấu trúc và phân nhóm các điều kiện Incoterms 2020
Hiện tại, Incoterms 2020 gồm tất cả 11 điều kiện thương mại quốc tế, được chia thành 2 nhóm chính dựa theo phương thức vận chuyển áp dụng:
- Nhóm 1 – Áp dụng cho mọi phương thức vận tải (Rules for Any Mode or Modes of Transport): EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DPU (thay thế DAT), DDP.
- Nhóm 2 – Chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa (Rules for Sea and Inland Waterway Transport): FAS, FOB, CFR, CIF.
Phân Loại Theo Chữ Cái Đầu (Nhóm E, F, C, D) Và Ý Nghĩa Từng Nhóm
Ngoài việc phân làm 2 nhóm, các điều kiện Incoterms 2020 cũng được phân loại theo chữ cái đầu của từng nhóm, để thể hiện mức độ trách nhiệm và chi phí mà người bán đảm nhận:
- Nhóm E – Departure (Nơi đi): EXW (Ex Works) → Người bán chịu trách nhiệm tối thiểu, chỉ cần sẵn sàng giao hàng tại cơ sở của mình.
- Nhóm F – Main Carriage Unpaid (Cước vận chuyển chính chưa trả): FCA (Free Carrier); FAS (Free Alongside Ship); FOB (Free On Board) → Người bán giao hàng cho bên vận chuyển do người mua chỉ định, không chịu chi phí vận chuyển chính.
- Nhóm C – Main Carriage Paid (Cước vận chuyển chính đã trả): CFR (Cost and Freight); CIF (Cost, Insurance and Freight); CPT (Carriage Paid To); CIP (Carriage and Insurance Paid To) → Người bán chịu chi phí vận chuyển chính nhưng rủi ro chuyển giao sớm.
- Nhóm D – Arrival (Nơi đến): DAP (Delivered at Place); DPU (Delivered at Place Unloaded); DDP (Delivered Duty Paid) → Người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí và rủi ro cho đến khi hàng đến điểm đích.
Tổng hợp các loại thuật ngữ Incoterms trong logistics phổ biến
Mỗi thuật ngữ Incoterms sẽ tương ứng với mỗi tình huống cụ thể trong quá trình giao thương thương mại giữa người bán và người mua. Sau đây là 11 loại thuật ngữ phổ biến trong bộ điều khoản giao dịch Incoterms 2020.
Incoterm CIF là gì (Cost, Insurance and Freight)
CIF Incoterms nghĩa là người bán trả tiền vận chuyển và bảo hiểm hàng đến cảng của người mua.
- Điểm giao hàng: Khi hàng được chất lên tàu tại cảng đi.
- Rủi ro khi chuyển từ bên bán sang bên mua: Người mua chịu rủi ro sau khi hàng đã lên tàu.
- Phân chia chi phí: Người bán chịu chi phí vận chuyển và mua bảo hiểm đến cảng đích.
- Thủ tục hải quan: Người bán lo thủ tục xuất khẩu, người mua lo nhập khẩu.
- Bảo hiểm: Bắt buộc người bán phải mua bảo hiểm tối thiểu cho lô hàng.
Ưu điểm:
- Giảm gánh nặng tổ chức vận chuyển cho người mua.
- Phù hợp với người mua chưa có nhiều kinh nghiệm logistics.
Nhược điểm:
- Bảo hiểm có thể không đủ mức cần thiết (người bán chọn đơn vị bảo hiểm).
- Người mua khó kiểm soát quá trình vận chuyển.
FOB Incoterm là gì (Free On Board)
Incoterms FOB nghĩa là người bán lo giao hàng lên tàu ở cảng, nhưng từ lúc lên tàu, người mua sẽ lo tất cả.
- Điểm giao hàng: Khi hàng hóa được chất lên tàu do người mua chỉ định.
- Rủi ro khi chuyển từ bên bán sang bên mua: Người mua chịu rủi ro ngay khi hàng qua lan can tàu.
- Phân chia chi phí: Người bán chịu chi phí cho đến khi hàng lên tàu.
- Thủ tục hải quan: Người bán làm thủ tục xuất khẩu.
- Bảo hiểm: Không bắt buộc.
Ưu điểm:
- Rõ ràng về thời điểm chuyển giao rủi ro.
- Người mua chủ động chọn hãng tàu và điều phối vận chuyển.
Nhược điểm: Không phù hợp cho người mua thiếu kinh nghiệm làm việc với hãng tàu.
DDU Incoterms là gì (Delivered Duty Unpaid)
Hình thức Incoterms DDU là người bán giao hàng đến nước người mua, chưa trả thuế nhập khẩu. Tuy nhiên kể từ phiên bản Incoterm 2010 cho đến sau này, điều khoản DDU đã bị thay thế bởi DAP.
- Điểm giao hàng: Tại nơi đến do người mua chỉ định, nhưng chưa bao gồm thuế nhập khẩu.
- Rủi ro khi chuyển từ bên bán sang bên mua: Người bán chịu rủi ro đến khi hàng đến địa điểm chỉ định.
- Phân chia chi phí: Người bán chịu mọi chi phí vận chuyển trừ thuế nhập khẩu.
- Thủ tục hải quan: Người bán làm thủ tục xuất khẩu, người mua chịu nhập khẩu.
- Bảo hiểm: Không bắt buộc.
Ưu điểm: Người mua không cần lo khâu vận chuyển.
Nhược điểm: Trong quá trình thanh toán có thể phát sinh tranh cãi vì không bao gồm thuế.
CFR Incoterms là gì (Cost and Freight)
Incoterms CFR nghĩa là người bán trả tiền vận chuyển tới cảng đích, nhưng không mua bảo hiểm.
- Điểm giao hàng: Khi hàng được giao lên tàu.
- Rủi ro khi chuyển từ bên bán sang bên mua: Người mua chịu rủi ro từ lúc hàng lên tàu.
- Phân chia chi phí: Người bán trả chi phí vận chuyển tới cảng đích.
- Thủ tục hải quan: Người bán làm xuất khẩu, người mua làm nhập khẩu.
- Bảo hiểm: Không yêu cầu.
Ưu điểm: Giúp người mua dễ dự trù chi phí vận chuyển.
Nhược điểm: Người mua phải lo bảo hiểm riêng nếu muốn.
CIP Incoterms là gì (Carriage and Insurance Paid To)
Incoterms CIP là người bán trả tiền vận chuyển và bảo hiểm, nhưng chỉ đến địa điểm đã hẹn (không đến tận nhà).
- Điểm giao hàng: Khi người bán giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên.
- Rủi ro khi chuyển từ bên bán sang bên mua: Chuyển sang người mua ngay khi giao cho người chuyên chở.
- Phân chia chi phí: Người bán chịu phí vận chuyển và bảo hiểm đến địa điểm đích.
- Thủ tục hải quan: Người bán lo xuất khẩu, người mua lo nhập khẩu.
- Bảo hiểm: Bắt buộc người bán phải mua bảo hiểm có phạm vi rộng hơn CIF.
Ưu điểm: Phù hợp với hàng hóa giá trị cao, vận chuyển quốc tế.
Nhược điểm: Người mua không kiểm soát được đơn vị bảo hiểm.
Incoterm DAP là gì (Delivered at Place)
Đặc điểm của điều khoản DAP Incoterm là người bán giao hàng đến tận nơi ở nước người mua, chưa nộp thuế nhập khẩu.
- Điểm giao hàng: Tại nơi đến do hai bên thỏa thuận (chưa dỡ hàng).
- Rủi ro khi chuyển từ bên bán sang bên mua: Người bán chịu rủi ro đến khi hàng đến nơi.
- Phân chia chi phí: Người bán chịu mọi chi phí đến nơi nhận.
- Thủ tục hải quan: Người bán lo xuất khẩu, người mua làm nhập khẩu.
- Bảo hiểm: Không bắt buộc.
Ưu điểm: Đơn giản cho người mua, phù hợp cho hàng hóa có điểm đến cụ thể.
Nhược điểm: Người mua chịu thuế và thông quan nhập khẩu.
Incoterm FCA là gì (Free Carrier)
FCA Incoterm hiểu đơn giản là người bán giao hàng cho bên vận chuyển do người mua chọn, tại nơi đã thỏa thuận.
- Điểm giao hàng: Khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển tại địa điểm thỏa thuận.
- Rủi ro khi chuyển từ bên bán sang bên mua: Sau khi người bán giao cho người vận chuyển.
- Phân chia chi phí: Người bán chịu chi phí đến điểm giao hàng.
- Thủ tục hải quan: Người bán làm thủ tục xuất khẩu.
- Bảo hiểm: Không yêu cầu.
Ưu điểm: Áp dụng linh hoạt cho cả vận tải đường bộ và đa phương thức.
Nhược điểm: Người mua phải lo phần vận chuyển chính và bảo hiểm.
Incoterm EXW là gì (Ex Works)
Người bán chỉ cần để hàng tại kho, người mua tự đến lấy và lo mọi chi phí, giấy tờ. Ví dụ bạn có lô hàng gạch lát xuất khẩu, nhưng khi đăng ký điều kiện thương mại EXW thì chỉ cần để hàng tại kho, người mua lô hàng gạch lát đó sẽ làm đầy đủ giấy tờ và lo đầy đủ chi phí.
- Điểm giao hàng: Tại cơ sở của người bán.
- Rủi ro khi chuyển từ bên bán sang bên mua: Người mua chịu rủi ro ngay từ kho người bán.
- Phân chia chi phí: Người mua chịu mọi chi phí.
- Thủ tục hải quan: Người mua làm cả xuất và nhập khẩu.
- Bảo hiểm: Không bắt buộc.
Ưu điểm: Người bán gần như không có rủi ro, chi phí thấp.
Nhược điểm: Người mua phải có kinh nghiệm logistics mạnh.
Incoterm DDP là gì (Delivered Duty Paid)
DDP Incoterms là hình thức người bán lo hết mọi thứ, giao tận nơi và trả cả thuế nhập khẩu. Ví dụ như bạn là bên mua hàng và có đối tác bán hàng rất kinh nghiệm thì điều khoản DDP sẽ là giải pháp phù hợp.
- Điểm giao hàng: Tại nơi đến, hàng đã thông quan nhập khẩu và đóng thuế.
- Rủi ro khi chuyển từ bên bán sang bên mua: Người bán chịu toàn bộ rủi ro đến khi hàng giao tận nơi.
- Phân chia chi phí: Người bán chịu mọi chi phí (gồm thuế).
- Thủ tục hải quan: Người bán làm cả xuất và nhập khẩu.
- Bảo hiểm: Không bắt buộc.
Ưu điểm: Người mua không cần lo gì ngoài nhận hàng.
Nhược điểm: Người bán cần hiểu rõ luật nhập khẩu nước đến, rủi ro cao.
Incoterm CPT là gì (Carriage Paid To)
CPT Incoterms là điều khoản do người bán trả tiền vận chuyển đến địa điểm đã thỏa thuận, nhưng không mua bảo hiểm.
- Điểm giao hàng: Khi hàng được giao cho người chuyên chở đầu tiên.
- Rủi ro khi chuyển từ bên bán sang bên mua: Chuyển từ người bán sang người mua tại điểm giao cho người vận chuyển.
- Phân chia chi phí: Người bán trả phí vận chuyển tới nơi đích.
- Thủ tục hải quan: Người bán làm thủ tục xuất khẩu.
- Bảo hiểm: Không bắt buộc.
Ưu điểm: Phù hợp với vận tải quốc tế, đa phương thức.
Nhược điểm: Người mua chịu rủi ro trong khi người bán vẫn kiểm soát vận tải.
Incoterm DPU là gì (Delivered at Place Unloaded)
DPU Incoterms là điều khoản mà người bán giao hàng tới nơi và dỡ hàng xuống, nhưng chưa trả thuế.
- Điểm giao hàng: Tại nơi đến và đã dỡ hàng.
- Rủi ro khi chuyển từ bên bán sang bên mua: Người bán chịu rủi ro đến khi hàng được dỡ xuống.
- Phân chia chi phí: Người bán chịu toàn bộ chi phí đến nơi và dỡ hàng.
- Thủ tục hải quan: Người bán làm xuất khẩu, người mua lo nhập khẩu.
- Bảo hiểm: Không bắt buộc.
Ưu điểm: Hạn chế tối đa rủi ro cho người mua.
Nhược điểm: Người bán phải chịu rủi ro cao hơn và lo phần dỡ hàng tại điểm đến.
Cách sử dụng Incoterms hiệu quả trong hợp đồng
Incoterms nên được sử dụng tùy vào nhiều mục đích, sau đây là một số mục đích ứng dụng các điều khoản Incoterms phổ biến.
Căn cứ vào loại hàng hóa mà sử dụng Incoterms
- Đối với hàng hóa dễ hư hỏng (như thực phẩm, hàng lạnh) thì bạn ưu tiên các điều kiện Incoterms kiểm soát được giao nhận nhanh và rõ trách nhiệm. Ví dụ như DAP, DPU…
- Đối với hàng giá trị cao, dễ bị trộm hoặc tổn thất thì bạn thì bạn hãy chọn điều kiện yêu cầu người bán mua bảo hiểm, như điều khoản CIP hoặc CIF.
Căn cứ vào phương thức vận tải để chọn Incoterms giao nhận
- Nếu bạn gửi hàng quốc tế bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa thì có thể áp dụng các điều kiện riêng như FOB, CFR, CIF.
- Nếu bạn vận tải đa phương thức (kết hợp nhiều loại, ví dụ như hàng không + xe tải) thì bạn nên dùng nhóm điều kiện incoterm linh hoạt như FCA, CPT, CIP.
Ví dụ: Nếu bạn xuất khẩu máy móc từ Việt Nam sang Đức bằng máy bay + xe tải (giao đến điểm nhận), thì điều khoản FCA hoặc CPT là lựa chọn hợp lý hơn FOB.
Incoterm căn cứ vào khả năng và kinh nghiệm của các bên
- Nếu bạn là người mua chưa có kinh nghiệm thuê tàu, làm thủ tục hải quan nhập khẩu thì bạn nên dùng điều kiện thương mại DDP, để người bán lo trọn gói.
- Ngược lại, nếu bạn là bên có đội logistics mạnh, hiểu luật thuế nhập khẩu tại nước đến thì có thể dùng FCA Incoterm hoặc CIP Incoterm để kiểm soát nhiều hơn.
Căn cứ vào độ kiểm soát rủi ro và chi phí để chọn điều khoản Incoterm
- Trường hợp bạn muốn tối ưu chi phí nhưng chấp nhận rủi ro thì bạn nên chọn điều kiện đơn giản như EXW Incoterm (người mua chịu trách nhiệm từ nơi xuất xưởng).
- Nếu bạn muốn giao hàng trọn gói, không lo thủ tục thì dùng điều kiện thương mại DDP, nhưng phải đảm bảo bạn có thể làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu tại hai quốc gia.
Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng
Hãy luôn ghi rõ ràng theo mẫu sau:
[Điều kiện Incoterms] [Địa điểm cụ thể] Incoterms® 2020
Ví dụ: “FOB Hai Phong Port, Vietnam Incoterms® 2020”
Lưu ý nếu bạn chỉ ghi “FOB” thôi, người đọc không thể biết địa điểm giao hàng là cảng nào, và điều đó có thể dẫn tới rủi ro pháp lý.
Những điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng Incoterms
Dù Incoterms là công cụ quan trọng trong giao dịch quốc tế, nhưng nếu hiểu sai hoặc áp dụng không đúng sẽ dễ dẫn đến rủi ro không đáng có. Dưới đây là những điểm cần đặc biệt lưu ý:
- Incoterms không quy định về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa: Đây là hiểu lầm phổ biến. Incoterms chỉ quy định về trách nhiệm, chi phí và rủi ro – còn quyền sở hữu phải được nêu rõ trong hợp đồng mua bán riêng biệt.
- Incoterms không thay thế hoàn toàn các điều khoản khác trong hợp đồng mua bán: Các điều khoản về thanh toán, xử lý khiếu nại, điều kiện bảo hành, chế tài vi phạm,… vẫn phải được hai bên thương lượng và thể hiện cụ thể trong hợp đồng.
- Cần hiểu rõ trách nhiệm của mình theo điều kiện đã chọn: Mỗi điều kiện sẽ tương ứng với nghĩa vụ giao hàng, vận chuyển, bảo hiểm, thủ tục hải quan,… khác nhau. Nếu không hiểu kỹ, bên mua hoặc bên bán có thể “vượt quá” khả năng của mình và gây chậm trễ, tranh chấp.
- Thỏa thuận rõ ràng về địa điểm cụ thể được chỉ định: Ví dụ “CPT Ho Chi Minh City, Vietnam Incoterms® 2020” sẽ khác rất nhiều so với “CPT Vietnam” vì địa điểm giao hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro và chi phí của mỗi bên.
- Luôn sử dụng phiên bản Incoterms mới nhất (hiện tại là 2020): Việc sử dụng phiên bản cũ có thể gây hiểu lầm, thiếu cập nhật những thay đổi quan trọng như điều kiện DPU thay thế DAT trong Incoterms 2010.
Nếu trong quá trình sử dụng Incoterms mà bạn không hiểu rõ về khái niệm Consignee là bộ phận nào thì hãy tham khảo bài viết khái niệm Consignee là gì của Tesla Express.
Các câu hỏi thường gặp về Incoterms trong xuất nhập khẩu FAQs
Có cách nào đổi điều khoản Incoterms đã ký kết không?
Có, nhưng phải có sự đồng thuận bằng văn bản của cả hai bên. Việc thay đổi sau khi hợp đồng đã thực hiện một phần sẽ rất phức tạp và tiềm ẩn rủi ro pháp lý.
Có được phép kết hợp nhiều điều khoản Incoterms với nhau không?
Không. Mỗi giao dịch chỉ nên áp dụng duy nhất một điều kiện Incoterms để tránh chồng chéo trách nhiệm và phát sinh tranh chấp.
Sự khác biệt của Incoterms 2020 và Incoterm 2010 là gì
Nội dung khác biệt | Incoterms 2010 | Incoterms 2020 |
FCA và vận đơn “On Board” | Không rõ ràng | Có thể thỏa thuận được |
Điều kiện DAT | Có DAT | Đổi tên thành DPU |
Bảo hiểm CIF/CIP | Mức cơ bản | CIP yêu cầu mức cao hơn |
An ninh vận tải | Chưa rõ | Bổ sung thêm quy định cụ thể |
Vận chuyển bằng xe riêng | Không nói tới | Được phép tự vận chuyển |
Rủi ro khi sử dụng Incoterms là gì?
Nếu chọn sai điều kiện Incoterms, bạn có thể gặp các trường hợp rủi ro như sau: phát sinh phí ngoài dự kiến, thiệt hại hàng hóa không được bồi thường, rủi ro pháp lý khi không phân định rõ trách nhiệm, bị từ chối bảo hiểm, hoặc ảnh hưởng uy tín trong quan hệ đối tác.
Incoterms có bắt buộc phải sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế không?
Không bắt buộc, nhưng được khuyến khích sử dụng vì giúp chuẩn hóa và minh bạch hóa trách nhiệm giữa các bên. Trừ trường hợp bạn gửi hàng hóa đi nước ngoài theo dạng hàng phi mậu dịch thì có thể yên tâm chắc chắn là không cần Incoterms.
Phiên bản Incoterms mới nhất hiện nay là gì?
Phiên bản mới nhất là Incoterms® 2020, do ICC ban hành và áp dụng từ ngày 01/01/2020.
Điều kiện Incoterms nào có lợi nhất cho người bán/người mua?
Không có câu trả lời cố định. Điều kiện có lợi phụ thuộc vào năng lực logistics, chiến lược kinh doanh, và mức độ kiểm soát rủi ro mà mỗi bên mong muốn.
Incoterms có quy định về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa không?
Không. Quyền sở hữu được điều chỉnh bởi luật thương mại và hợp đồng, không nằm trong phạm vi của Incoterms.
Làm thế nào để ghi đúng điều kiện Incoterms vào hợp đồng?
Cấu trúc chính xác là: [Điều kiện] [Địa điểm giao hàng cụ thể] Incoterms® 2020. Ví dụ: CIF Hamburg Port, Germany Incoterms® 2020.
Phiên bản incoterm mới nhất là bản nào?
Hiện tại bản Incoterms mới nhất là bản 2020, chưa có thông tin gì thêm về bản tiếp theo sẽ được áp dụng.
Incoterm là chữ viết tắt của chữ gì
Incoterm là chữ viết tắt của International Commercial Terms.
Incoterms áp dụng cho loại hàng hóa nào?
Incoterm áp dụng cho các loại hàng hóa hữu hình: Bao gồm các sản phẩm vật lý như máy móc, thiết bị, nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu…trong giao dịch thương mại quốc tế và nội địa. Incoterms không áp dụng cho hàng hóa vô hình, các loại dịch vụ; chuyển giao quyền sở hữu; và các điều khoản tài chính: Như điều kiện thanh toán, lãi suất, tín dụng…
Incoterms là một công cụ thiết yếu trong thương mại quốc tế, giúp xác định rõ trách nhiệm, rủi ro và chi phí giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, bạn cần hiểu kỹ từng điều kiện, lựa chọn phù hợp với từng lô hàng và phương thức vận chuyển. Nếu bạn muốn tham khảo thêm những kiến thức xuất nhập khẩu hữu ích hơn thì hãy theo dõi Tesla Express.