Hàng phi mậu dịch là gì, tất tần tật về hàng phi thương mại

hang phi mau dich la gi

Bạn bối rối không biết hàng phi mậu dịch là gì, có giống với hàng kinh doanh thông thường không? Liệu gửi hàng biếu tặng, hàng mẫu, hành lý cá nhân vượt tiêu chuẩn miễn thuế thì có phải khai báo như hàng thương mại? Bài viết này, Tesla Express sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên thông qua việc hiểu rõ hàng phi mậu dịch từ A-Z, từ định nghĩa, phân loại, phân biệt với hàng mậu dịch, đến quy định thủ tục hải quan hàng hóa phi mậu dịch.

hang phi mau dich la gi

Định nghĩa chi tiết về hàng phi mậu dịch là gì

Theo thông tư 128/2013/TT-BTC, hàng phi mậu dịch là hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, tức không phục vụ cho việc mua bán sinh lời hay trao đổi có tính chất kinh doanh. Hàng hóa phi mậu dịch thường sẽ không phát sinh thanh toán và có cách thức khai báo, thủ tục và thuế suất khác biệt với hàng hóa mậu dịch.

Hàng hóa nào được xem là hàng phi mậu dịch

Căn cứ theo quy định của hải quan Việt Nam và thông tư 128/2013/TT-BTC, 9 trương hợp hàng hóa dưới đây thường được xếp vào diện phi mậu dịch:

  • Hàng hóa dạng quà biếu tặng: Các loại hàng quà tặng của tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi về Việt Nam và ngược lại (miễn là không nhằm mục đích thương mại, thường được nhận dạng là hàng kèm thư tặng hoặc có giấy xác nhận).
  • Hàng mẫu (samples): Dùng để giới thiệu sản phẩm, trưng bày, nghiên cứu thị trường và không phát sinh thanh toán mua bán. Ví dụ như gửi mẫu nước hoa sang Ý để làm mẫu thủ nhằm xâm nhập thị trường, thì loại hàng này được gọi là hàng phi lợi thuận.
  • Tài sản di chuyển của cá nhân, tổ chức: Nghĩa là các loại mặt hàng là tài sản của một người hoặc một tổ chức công ty cộng đồng được đi kèm với chủ khi thay đổi nơi cư trú, công tác, định cư… Ví dụ: du học sinh về nước mang theo laptop cá nhân, điện thoại…
  • Dạng hành lý cá nhân của người xuất cảnh hoặc nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế. Loại hàng hóa này rất đa dạng nhưng thường gặp ở cảng biển hoặc sân bay, nơi cần khai báo và xử lý theo dạng phi mậu dịch.
  • Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc được tạm xuất, tạm nhập có thời hạn: Ví dụ như máy quay phim, dụng cụ đo đạc…
  • Hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm: Đây là còn gọi là những mặt hàng tái xuất hoặc tái nhập có thời hạn (thường phải có thư mời hoặc tài liệu triển lãm kèm theo để làm bằng chứng khai báo khải quan).
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại: Còn gọi là các mặt hàng được tổ chức phi chính phủ hoặc chính phủ gửi từ nước ngày sang nước khác để nhằm mục đích viện trợ nhân đạo.
  • Phương tiện để vận chuyển hàng hóa: Các loại phương tiện dùng để chở hàng hóa đi và về sẽ được xem như là hàng phi mậu dịch. Thường thấy ở các dạng như container rỗng, pallet gỗ, bồn chứa… được dùng nhiều lần.
  • Các trường hợp hàng phi mậu dịch đặc biệt khác được pháp luật quy định theo từng giai đoạn, như hàng cứu trợ khẩn cấp trong thiên tai, dịch bệnh…

Bạn nên hiểu rõ việc phân loại hàng hóa phi mậu dịch với các mặt hàng thông thường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân bạn được hưởng các chính sách thông quan, thuế và thủ tục phù hợp, tránh rủi ro bị xử lý xử phạt do khai sai mục đích.

Sự khác biệt giữa hàng mậu dịch và phi mậu dịch là gì

su khac biet giua hang mau dich va hang phi mau dich

Nếu bạn từng nghe đến các khái niệm về “hàng mậu dịch” hoặc “hàng phi mậu dịch” trong khai báo hải quan, nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại hàng này thì bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ. Dưới đây là bảng phân tích hàng hóa phi mậu dịch và hàng hóa mậu dịch khác nhau thế nào của Tesla Express.

Tiêu chí Hàng Mậu Dịch Hàng Phi Mậu Dịch
Mục đích Thương mại – hàng hóa dùng để mua bán, trao đổi sinh lời. Phi thương mại – hàng hóa không dùng để kinh doanh, buôn bán.
Chứng từ cần có Thường sẽ thấy hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, vận đơn. Thường không có hợp đồng mua bán hay hóa đơn thương mại.
Thủ tục hải quan Phức tạp hơn, kiểm tra hàng hóa chặt chẽ, áp dụng quy định quản lý thương mại. Đơn giản hơn, có thể được miễn giảm khâu kiểm tra tùy loại hàng.
Chính sách thuế Áp dụng thuế nhập khẩu, VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Có thể được miễn thuế hoặc áp dụng chính sách thuế ưu đãi khác.

Việc phân biệt đúng loại hình hàng hóa này vô cùng quan trọng, vì nếu bạn khai sai, có thể bị xử lý vi phạm, thậm chí hàng bị giữ lại ở cửa khẩu.

Ví dụ thực tế: Nếu bạn gửi 1 lô hàng mỹ phẩm để bán cho đối tác ở nước ngoài, đó gọi là hàng mậu dịch. Nhưng nếu bạn gửi 5 tuýp mỹ phẩm làm hàng mẫu, không bán, không thu tiền, thậm chí là làm hàng quà tặng thì đó là hàng phi mậu dịch.

Quy trình đăng ký tờ khai hải quan cho hàng phi mậu dịch

Khác với hàng dạng kinh doanh thương mại, quy trình khai báo tờ khai hàng phi mậu dịch đơn giản hơn nhưng vẫn cần tuân thủ đầy đủ các bước theo quy định hải quan. Cụ thể:

  • Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan cho hàng phi mậu dịch muốn gửi: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ sau: Tờ khai hải quan hàng phi mậu dịch (theo mẫu HQ/2023/PMD); vận đơn; chứng từ chứng minh mục đích phi mậu dịch (Thư tặng hoặc thư xác nhận không có giao dịch thương mại, giấy chuyển công tác, tham gia sự kiện…).
  • Bước 2: Tiến hành khai báo hải quan việc gửi hàng phi mậu dịch: Hiện tại, bạn có thể thực hiện Khai báo điện tử trên hệ thống VNACCS/VCIS nếu bạn là doanh nghiệp, tổ chức có mã số thuế; hoặc bạn sẽ Khai báo giấy tại cửa khẩu nếu là cá nhân, hoặc trường hợp không có điều kiện khai online.
  • Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa phi thương mại (nếu có yêu cầu): Hải quan có thể yêu cầu kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra toàn bộ nếu hồ sơ của bạn chưa rõ ràng.
  • Bước 4: Nộp thuế (nếu có): Không phải tất cả hàng phi mậu dịch đều được miễn thuế. Một số trường hợp phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt. Thông thường sẽ thu thuế nếu Hàng phi mậu dịch vượt mức miễn thuế theo quy định, hàng không thuộc diện ưu đãi thuế, hàng có giá trị lớn.
  • Bước 5: Hoàn thành thủ tục và thông quan: Sau khi nộp đủ chứng từ và thuế (nếu có), cán bộ hải quan sẽ kiểm tra và thông quan hàng hóa phi thương mại của bạn. Lúc này, bạn có thể nhận hàng về hợp pháp hoặc chuyển tiếp đến địa chỉ người nhận.

Nơi làm thủ tục hải quan hàng hóa phi mậu dịch

Khi gửi hoặc nhận hàng phi mậu dịch thương mại, cá nhân và doanh nghiệp cần thực hiện khai báo hải quan tại các cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây là những nơi được phép làm thủ tục hải quan cho loại hàng hóa này:

  • Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế: Thường thấy ở sân bay, cảng biển, cửa khẩu đường bộ. Những khu vực này phù hợp với việc khai báo vận chuyển hàng hóa phi lợi nhuận đi nước ngoài hoặc chuyển tiếp sang điểm nhận trung gian: Ví dụ: Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, cảng Cát Lái, Hải Phòng, Mộc Bài,…
  • Chi cục Hải quan quản lý địa bàn nội địa: Ví dụ: Nếu bạn ở Hà Nội thì có thể đến chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan Gia Định,… để làm thủ tục. Bạn cũng có thể liên hệ đến các chi cục bưu điện tại địa phương để yêu cầu thủ tục khai báo hải quan.
  • Chi cục Hải quan chuyên ngành hoặc khu vực quản lý đặc thù: Trong trường hợp hàng hóa phi mậu dịch liên quan đến hàng viện trợ, hàng tạm nhập tái xuất, tài sản di chuyển của tổ chức nước ngoài,… thì bạn có thể đến 2 khu vực này để làm thủ tục.

Lưu ý: Tùy loại hàng hóa, phương thức vận chuyển hoặc tình hình thực tế, bạn nên kiểm tra trước với Chi cục Hải quan để chọn đúng nơi làm thủ tục, tránh đi lại nhiều lần. Nếu bạn đang ở Tp Hồ Chí Minh và muốn được hỗ trợ gửi hàng phi mậu dịch kèm tròn gọi thủ tục hải quan, thì bạn có thể liên hệ dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài của Tesla Express qua hotline 0942 923 365.

Ngoài hàng hóa phi mậu dịch bạn có thể gửi nhiều loại giấy tờ khác tại cửa khẩu, chẳng hạn như bạn có thể khai báo gửi Bill Surrender tại cảng biển đến để nhận hàng không cần Bill gốc. Nếu như bạn có nhu cầu tìm hiểu về loại vận đơn này thì hãy tham khảo bài viết Bill Surrender là gì của Tesla Express.

Quy định về trị giá hàng phi mậu dịch để miễn thuế

quy dinh de hang phi mau dich mien thue

Để được miễn thuế khi nhập hàng hoặc hàng xuất khẩu phi mậu dịch thì bạn phải nắm bắt quy định về tiêu chuẩn miễn thuế của Hải quan. Dưới đây là các trường hợp hàng phí lợi nhuận được miễn thuế, cách tính thuế tại hải quan, và những loại thuế phải đóng đối với hàng phi mậu dịch.

Các trường hợp được miễn thuế

Một số trường hợp hàng phi thương mại điển hình được miễn thuế theo quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu gồm có:

  • Quà biếu, quà tặng có giá trị không quá 2.000.000 đồng/lần/người.
  • Hành lý cá nhân của người nhập cảnh: Hàng hóa sử dụng cho mục đích cá nhân dưới 10 triệu đồng sẽ được miễn thuế.
  • Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại: Bạn sẽ được miễn thuế nếu như những lô hàng viện trợ nhân đạo có giấy tờ xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền, chứng minh nguồn gốc mục đích là hỗ trợ và không dùng trong việc kinh doanh.
  • Hàng mẫu không có giá trị thương mại: Nếu bạn muốn gửi các loại hàng mẫu (hàng sample) để đi nước ngoài mà được miễn thuế, thì Phải ghi rõ trên tờ khai là không thanh toán, không bán lại, mà dùng để nghiên cứu, trưng bày hoặc dùng thử…

Cách xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa phi mậu dịch

Trong trường hợp hàng phi mậu dịch vượt mức miễn thuế, phía hải quan sẽ áp dụng trị giá tính thuế để xác định số thuế phải nộp theo 2 cách như sau:

  • Căn cứ xác định giá trị hàng hóa: Lúc này, phía hải quan sẽ lấy giá thị trường tại thời điểm nhập khẩu; tham khảo biểu giá tối thiểu của Tổng cục Hải quan nếu không có hóa đơn. Trường hợp có hóa đơn chứng minh giá trị quà tặng thì dùng làm cơ sở đối chiếu.
  • Tính trị giá chuẩn theo VND: Nếu chứng từ khai báo hàng phi mậu dịch theo ngoại tệ, phía  hải quan sẽ quy đổi theo tỷ giá hối đoái chuẩn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan của bạn.

Các loại thuế có thể phải nộp đối với hàng hóa phi mậu dịch

Dù không mang tính thương mại, một số hàng phi mậu dịch vẫn bị áp các loại thuế sau nếu vượt định mức hoặc không thuộc diện ưu đãi:

  • Thuế nhập khẩu: Áp dụng cho phần trị giá vượt mức miễn thuế.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Mức thông thường là 5% hoặc 10%, tùy loại hàng hóa.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có): Dành cho các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, xe máy phân khối lớn, hàng xa xỉ,…
  • Thuế môi trường: Nếu hàng thuộc danh mục gây ô nhiễm như dầu nhờn, ắc quy,…

Ví dụ: Một cá nhân từ gửi từ nước ngoài về Việt Nam một chiếc laptop trị giá 25 triệu đồng. Nếu chứng minh là quà tặng và không nằm trong diện miễn thuế, phần giá trị vượt quá 2 triệu đồng thì sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và VAT.

Nội dung tờ khai hải quan phi mậu dịch cần khai báo những gì

Khi làm thủ tục hàng phi mậu dịch, việc khai đúng mẫu tờ khai hải quan là bước bắt buộc và rất quan trọng để tránh sai sót, chậm thông quan.

Mẫu tờ khai hàng hóa phi mậu dịch là mẫu nào

Hiện nay, các doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể sử dụng tờ khai hàng hóa phi thương mại theo mẫu HQ/2015/PMD – mẫu dành cho hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch. Mẫu này cũng được ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC và ở các văn bản cập nhật sau này.

Hiện nay, tại các Chi cục Hải quan hiện nay ghi nhận là phần lớn khách hàng có xu hướng thực hiện khai báo điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Nếu khai dạng điện tử thì người làm thủ tục cần chọn đúng loại hình khai báo là “phi mậu dịch” (mã loại hình tương ứng là H11, G11,… tùy theo tình huống cụ thể như quà biếu, hàng mẫu, hành lý,…).

Các chỉ tiêu chí cần lưu ý khi khai báo hàng phi thương mại

Dưới đây là những mục quan trọng phải khai báo:

  • Khai báo loại hình xuất nhập khẩu: Xác định rõ là phi mậu dịch (không mang mục đích thương mại).
  • Tên người gửi/người nhận: Thông tin cá nhân hoặc tổ chức liên quan, ghi rõ địa chỉ.
  • Mục đích nhập khẩu/xuất khẩu: Nêu rõ lý do, ví dụ: quà biếu, hàng mẫu, tài sản di chuyển,…
  • Mô tả hàng hóa: Ghi chi tiết tên hàng, mã HS, số lượng, trọng lượng, chất liệu, xuất xứ,…
  • Trị giá khai báo: Giá trị hàng hóa để cơ quan hải quan xem xét miễn thuế hoặc tính thuế (nếu vượt định mức).
  • Chứng từ đi kèm: Liệt kê các tài liệu gửi kèm như thư biếu, giấy mời công tác, vận đơn, giấy phép chuyên ngành,…
  • Cửa khẩu xuất nhập: Nơi lô hàng đi hoặc đến.
  • Phương thức vận chuyển: Đường biển, đường hàng không, chuyển phát nhanh,…

Những lưu ý quan trọng về hàng phi mậu dịch

Để quá trình gửi và nhận hàng phi mậu dịch diễn ra thuận lợi, tránh rắc rối với hải quan, dưới đây là những điểm mấu chốt bạn cần nhớ:

  • Xác định đúng loại hình: Nếu có liên quan đến thương mại hóa, trao đổi hàng hóa, có thể bị coi là hàng hóa mậu dịch, nghĩa là thủ tục phức tạp hơn và phải đóng các loại thuế đầy đủ.
  • Khai báo thông tin chính xác: Cung cấp thông tin rõ ràng về người gửi – người nhận, giá trị, mục đích, tránh cố ý khai sai gây hậu quả pháp lý cho cả bạn và bên nhận.
  • Chuẩn bị đầy đủ chứng từ chứng minh: Thư tặng (quà), thư mời công tác, tài liệu giới thiệu sản phẩm,…
  • Nắm rõ quy định về định mức miễn thuế: Quà biếu tặng dưới 2 triệu đồng, hành lý cá nhân không vượt 10 triệu mới được miễn. Nếu bạn vượt mức trên thì sẽ phải đóng thuế phần chênh lệch giá trị tại hải quan.
  • Lưu ý về hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cần giấy phép: Một số mặt hàng như rượu, mỹ phẩm, dược phẩm, văn hóa phẩm, thiết bị điện tử,… có thể bị kiểm soát (đóng thuế mậu dịch).
  • Thời gian làm thủ tục có thể khác nhau tùy Chi cục Hải quan và tính chất lô hàng: Nếu có kiểm hóa hoặc thiếu giấy tờ, thì thời gian có thể kéo dài, vì thế bạn nên đong đếm thời gian hợp lý để khai báo hải quan hàng phi mậu dịch sao cho gửi hàng đến tay người nhận đúng hẹn.

Lưu ý: Nếu khai báo không đúng loại hình xuất nhập khẩu hàng hóa thì bạn có thể bị truy thu thuế, phạt hành chính, hoặc bị yêu cầu khai lại từ đầu.

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về hàng phi mậu dịch FAQs

cac cau hoi thuong gap ve hang phi mau dich faqs

Hàng quà biếu có phải khai báo hải quan không?

Có. Dù là hàng quà tặng, nếu gửi từ nước ngoài về Việt Nam (hoặc ngược lại), vẫn phải khai báo hải quan theo diện hàng phi mậu dịch. Nếu trị giá của mặt hàng quà tặng vượt định mức miễn thuế, thì người nhận kiện quà đó vẫn sẽ phải nộp thuế như bình thường.

Hàng mẫu gửi cho đối tác có được coi là hàng phi mậu dịch không?

Có, với điều kiện hàng mẫu (hàng sample) của bạn không đi kèm điều kiện thanh toán và chỉ dùng để giới thiệu, thử nghiệm, nghiên cứu thị trường. Nếu có phát sinh thanh toán, hàng mẫu có thể bị coi là hàng mậu dịch và bạn sẽ phải đóng thuế như hàng xuất khẩu bình thường.

Thủ tục hải quan cho hàng phi mậu dịch có khác gì hàng mậu dịch?

Có. Thủ tục hàng phi mậu dịch thường đơn giản hơn, không cần hợp đồng mua bán hay hóa đơn thương mại phức tạp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải khai báo các loại chứng từ khác để chứng minh mục đích gửi hàng phi thương mại của mình, (dạng như thư biếu, thư mời,…).

Hàng phi mậu dịch có phải đóng thuế không?

Tùy trường hợp. Nếu hàng hóa phi thương mại mậu dịch của bạn nằm trong định mức miễn thuế thì sẽ được miễn. Nếu vượt định mức, sẽ phải nộp thuế nhập khẩu, VAT, và có thể có thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu hàng thuộc diện chịu thuế). Ví dụ như gửi quà tặng thì phải dưới 2 triệu đồng/lần gửi/1 người thì được miễn thuế…

Hàng phi mậu dịch có bán được không?

Không. Theo quy định, hàng phi mậu dịch không được phép mua bán, trao đổi trên thị trường. Nếu bị phát hiện sử dụng sai mục đích, bạn có thể bị xử lý vi phạm, truy thu thuế và bị phạt hành chính.

Hàng phi mậu dịch có được khấu trừ thuế GTGT không?

Không. Vì không phát sinh hoạt động kinh doanh mua bán, nên hàng phi mậu dịch không thuộc đối tượng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng VAT. Tất cả các loại thuế đóng cho mặt hàng phi thương mại sẽ được tính vào chi phí hàng hóa. Bạn có thể tham khảo Công văn 1136/TCT-CS ngày 08/04/2010 và Công văn 3271/TCT-KK ngày 14/08/2014 để biết thêm chi tiết.

Hàng phi mậu dịch có phải xuất hóa đơn không?

Không cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Tuy nhiên, có thể cần hóa đơn phi thương mại (Proforma Invoice) hoặc các chứng từ tương đương để chứng minh mục đích gửi hàng.

Xuất hàng phi mậu dịch là gì?

Đây là việc cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam mang hàng gửi ra nước ngoài không nhằm vào mục đích thương mại, ví dụ như gửi hàng mẫu, quà biếu, mang tài sản khi đi công tác, định cư…

Mẫu hóa đơn thương mại cho hàng phi mậu dịch là gì?

Thực tế, không cần hóa đơn thương mại chuẩn như hàng mậu dịch. Thay vào đó, có thể dùng “Proforma Invoice” – hóa đơn phi thương mại, ghi rõ: không thanh toán, không dùng cho mục đích thương mại.

Nhập hàng phi mậu dịch là gì?

Đây là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam mà không nhằm mục tiêu buôn bán, kinh doanh. Các tình huống điển hình: quà tặng, hàng tài trợ, hàng mẫu, hành lý cá nhân, hàng hội chợ,…

Tờ khai phi mậu dịch là gì

Tờ khai phi mậu dịch là loại tờ khai hải quan dùng để khai báo hàng hóa không nhằm mục đích thương mại, tức là không dùng để mua bán kinh doanh mà để biếu tặng, hàng mẫu, tài sản cá nhân gửi về nước hoặc mang theo khi xuất cảnh/nhập cảnh.

Hàng phi mậu dịch Tiếng Anh là gì

Hàng hóa phi mậu dịch Tiếng Anh là Non-Commercial Goods hoặc Non-Trade Goods.

Hàng nhập khẩu phi mậu dịch tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, hàng nhập khẩu phi mậu dịch thường được gọi là Non-commercial imported goods hoặc Non-trade imported goods. Một số văn bản có thể viết là Goods imported under non-commercial purposes.

Hàng nhập khẩu phi mậu dịch là gì?

Hàng nhập khẩu phi mậu dịch là hàng hóa được cá nhân, tổ chức đưa vào Việt Nam không nhằm mục đích kinh doanh hay mua bán lấy lời. Ví dụ như quà tặng từ người thân ở nước ngoài, hàng viện trợ, tài sản mang về khi định cư,… Những lô hàng này vẫn phải khai báo hải quan nhưng thủ tục và chính sách thuế có thể đơn giản hơn hàng thương mại.

Hàng xuất khẩu phi mậu dịch là gì?

Tương tự như nhập khẩu, hàng xuất khẩu phi mậu dịch là hàng được gửi từ Việt Nam ra nước ngoài không nhằm mục đích thương mại. Ví dụ: gửi hàng mẫu cho khách hàng nước ngoài, mang dụng cụ công tác theo người đi nước ngoài, hay hàng trưng bày triển lãm.

Hạch toán hàng phi mậu dịch xuất khẩu

Hàng phi mậu dịch vẫn cần hạch toán nhưng sẽ không hạch toán như hàng hóa bán ra thông thường. Tùy vào mục đích, doanh nghiệp có thể hạch toán vào:

  • Chi phí bán hàng (nếu là hàng mẫu tặng khách).
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu là tài sản công tác mang đi).
  • Hoặc ghi nhận giảm tài sản (nếu là xuất tài sản cố định đi định cư,…). Không phát sinh doanh thu, vì đây không phải là giao dịch thương mại.

Thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch là gì?

  • Thanh toán mậu dịch: Là hình thức thanh toán có hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, liên quan đến xuất/nhập khẩu hàng hóa để thu lợi nhuận. Giao dịch phải thông qua ngân hàng theo hình thức như L/C, T/T,…
  • Thanh toán phi mậu dịch: Dùng cho các khoản như: quà biếu, viện trợ, học bổng, phí sinh hoạt, hỗ trợ thân nhân, hoặc các khoản không liên quan đến hợp đồng mua bán. Thường ít ràng buộc chứng từ hơn và mục đích không phải để kinh doanh.

Trên đây là tổng hợp thông tin kiến thức xuất nhập khẩu mới nhất về hàng phi mậu dịch là gì. Mong rằng với các thông tin cung cấp thì bạn đã hiểu rõ sự khác biệt giữa hàng mậu dịch và phi mậu dịch, biết rõ tờ khai hải quan khi gửi hàng phi lợi nhuận, cùng các lưu ý quan trọng khác về hàng hóa phi mậu dịch. Nếu như bạn muốn gửi hàng đi nước ngoài theo hình thức này thì hãy liên hệ cho Tesla Express qua hotline 0942 923 365 để được tư vấn dịch vụ chi tiết.

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *