Thủ tục quy trình xuất khẩu sang châu Âu luôn là mục tiêu quan trọng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Để đưa hàng hóa vào thị trường EU thì các doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều quy định nhập khẩu bắt buộc. Trong bài viết này, Tesla Express sẽ làm rõ từng bước quy trình xuất khẩu hàng hóa đi châu Âu, các giấy tờ thủ tục cần chuẩn bị và các yêu cầu pháp lý khác.
Tổng quan về thị trường xuất khẩu sang Châu Âu
Châu Âu là một thị trường khu vực màu mỡ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt sang EU luôn gia tăng đều qua từng năm (năm 2024 là 43 tỷ USD – tăng 10% so với năm 2023.
Song, để đảm bảo thủ tục quy trình xuất khẩu sang Châu Âu được thuận lợi thì các doanh nghiệp nên nắm bắt tình hình thị trường, các tiêu chuẩn hàng hóa, các thị trường tiềm năng và các mặt hàng dễ thương mại.

Thực trạng xuất khẩu hàng hóa sang EU tại Việt Nam
Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực năm 2020. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng như dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản và đồ gỗ sang khu vực này.
Các tiêu chuẩn EU cần phải đáp ứng khi xuất khẩu hàng đi châu Âu
Những nước EU đều yêu cầu hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn tối đa. Thường là các kiểm định chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn mác và bảo vệ môi trường. Những nước châu Âu thường đặt ra các tiêu chuẩn như: chứng nhận CE Marking, tiêu chuẩn REACH (đối với hóa chất), HACCP (đối với thực phẩm), FSC (đối với đồ gỗ)…
Các thị trường tiềm năng để xuất khẩu tại Châu Âu
Có khá nhiều quốc gia Châu Âu có nhu cầu nhập khẩu cao từ Việt Nam. Phổ biến nhất là các nước: Đức, Pháp, Hà Lan, Ý và Tây Ban Nha. Bởi đây là những thị trường có dân số đông tại EU, có nền kinh tế phát triển, và có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn.
Các mặt hàng xuất khẩu sang EU phổ biến từ Việt Nam
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU thường là những nhóm mặt hàng chủ lực, như:
- Xuất khẩu nông sản: Cà phê, hạt điều, tiêu, gạo…
- Thủy sản xuất khẩu: Tôm, cá tra, cá basa…
- Xuất hàng thực phẩm: Đồ ăn khô, thực phẩm đóng gói, đồ hộp.
- Xuất khẩu hàng hóa thời trang, dệt may và giày dép.
- Xuất khẩu nhóm mặt hàng đồ gỗ và sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
- Cùng một số mặt hàng xuất khẩu khác nhưng không phổ biến.
Tìm hiểu quy trình xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu

Dưới đây là các bước xử lý quy trình xuất khẩu qua châu Âu cơ bản mà các doanh nghiệp Việt Nam nên để ý.
- Bước 1: Nghiên cứu thị trường và đối tác: Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu, thị hiếu và tiêu chuẩn chất lượng của từng quốc gia EU. Việc tham gia hội chợ thương mại và kết nối với đối tác tiềm năng là cách hiệu quả để mở rộng thị trường. Xem xét hàng xuất khẩu có quy định thế nào, đặc biệt là những mặt hàng đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng như mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm,…
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu: Hồ sơ xuất khẩu cơ bản sẽ bao gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), vận đơn, và các giấy tờ kiểm định chất lượng hàng hóa. Các thương nhân khi nhập khẩu bắt buộc phải đăng ký số EORI tại phòng thương mại quốc gia.
- Bước 3: Ký kết hợp đồng ngoại thương: Các doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng ngoại thương trước khi xuất khẩu. Trong hợp đồng phải quy định rõ điều kiện giao hàng (Incoterms), phương thức thanh toán, điều khoản bảo hiểm và trách nhiệm của các bên.
- Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại Việt Nam: Doanh nghiệp cần khai thủ tục hải quan trước khi xuất khẩu sang EU. Thường là phải báo hải quan điện tử, nộp thuế xuất khẩu (nếu có) và thực hiện kiểm tra hàng hóa theo quy định.
- Bước 5: Vận chuyển hàng hóa sang châu Âu: Sau khi được duyệt xuất khẩu sang EU, hàng hóa có thể được vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không hoặc đường bộ. Lựa chọn phương thức vận chuyển sẽ tùy theo yêu cầu của khách hàng đối tác và đặc tính của loại sản phẩm.
- Bước 6: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại Châu Âu: Khi hàng đến EU, nhà nhập khẩu từ Việt Nam phải thực hiện các thủ tục thông quan, nộp thuế nhập khẩu và VAT theo quy định của từng quốc gia châu Âu.
- Bước 7: Thanh toán hàng hóa quốc tế: Nhà nhập khẩu từ Việt Nam sẽ trao đổi với đối tác tại các nước châu về điều khoản thanh toán. Phổ biến nhất là phương thức thanh toán L/C (Letter of Credit) để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Nếu muốn tham khảo thêm các thông tin về xuất nhập khẩu thì hãy theo dõi thêm chuyên mục kiến thức XNK của Tesla Express. Mọi thông tin được cập nhật chính xác đúng quy định và hoàn toàn miễn phí.
Các loại thủ tục xuất khẩu sang Châu Âu cần thiết

Những giấy tờ thủ tục quy trình xuất khẩu đi châu Âu thường sẽ phụ thuộc vào hàng hóa. Vì phụ thuộc vào hàng xuất khẩu nên các yêu cầu loại chứng từ giấy tờ sẽ khác nhau. Song mỗi bộ hồ sơ thủ tục đều cần có những giấy tờ sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: đây là văn bản quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua, thường được thực hiện qua incoterms.
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): đây là loại chứng từ quan trọng để khai báo hải quan và làm cơ sở tính thuế nhập khẩu vào châu âu.
- Phiếu đóng gói (Packing List): Cung cấp thông tin chi tiết về số lượng, khối lượng và quy cách đóng gói hàng hóa.
- Vận đơn (Bill of Lading hoặc Airway Bill): là chứng từ vận chuyển quan trọng dùng để nhận hàng tại cảng đến hoặc sân bay nhập khẩu hàng hóa tại châu Âu.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O): chứng nhận hàng hóa có nguồn gốc từ Việt Nam, giúp hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định EVFTA.
- Các giấy phép và chứng nhận khác: Tùy vào từng loại hàng hóa, có thể cần giấy kiểm dịch, chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận FSC (đối với đồ làm bằng gỗ)…
Các quy định và tiêu chuẩn nhập khẩu của Châu Âu
Yêu cầu của Eu đối với hàng nhập khẩu luôn rất kỹ lưỡng và gắt gao. Điều này giúp kiểm soát được chất lượng hàng hóa, bảo vệ sức khỏe và trải nghiệm người tiêu dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh và thúc đẩy giao thương thương mại tốt hơn. Do đó các doanh nghiệp Việt nên rõ thủ tục quy trình xuất hàng đi Châu Âu để có nhiều lợi thế.
Tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu CE Marking
CE Marking là chứng nhận bắt buộc đối với nhiều sản phẩm công nghiệp để được lưu hành trên thị trường EU. Loại chứng nhận này gần như phải khai báo trong các quy trình thủ tục xuất khẩu sang châu Âu. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết các quy trình này thì có thể tham khảo bài viết về xuất nhập khẩu CE Marking là gì để rõ hơn.
Quy định về nhãn mác bao bì tại EU
Các loại hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu đều phải có nhãn mác rõ ràng về xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo an toàn. Nếu bạn không cung cấp các thông tin đầy đủ về nhãn mác bao bì cho hàng hóa thì lô hàng bạn xuất khẩu sẽ bị trả về hoặc bị tịch thu.
Quy định về an toàn thực phẩm ở châu Âu
Riêng đối với nhóm mặt hàng thực phẩm thì bạn phải đáp ứng tiêu chuẩn HACCP. Tiêu chuẩn HACCP là một khai báo bắt buộc khi làm thủ tục xuất khẩu hàng đi châu Âu về mặt hàng thực phẩm. Điều này giúp các nước EU kiểm soát hàng hóa có đạt tiêu chuẩn thuốc bảo vệ thực phẩm hoặc chất bảo quản hay không.
Quy định về an toàn vệ sinh môi trường ở Europe
Các nước EU luôn áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường cho một số mặt hàng xuất nhập khẩu nhất định. Phổ biến nhất là tiêu chuẩn REACH (đối với hóa chất) và chứng nhận FSC (đối với đồ gỗ). Khi hoàn thiện quy trình thủ tục xuất khẩu sang châu Âu thì các doanh nghiệp sẽ phải khai báo những chứng nhận này tại cơ quan hải quan.
Quy định giảm thuế nhập khẩu vào EU bằng Hiệp Định EVFTA
Kể từ khi được phê duyệt vào năm 2020, EVFTA giúp các nhà xuất khẩu được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu cho nhiều mặt hàng từ Việt Nam sang EU. Điều này tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt khi thực hiện quy trình xuất khẩu sang các nước châu Âu.
Các lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Châu Âu
Công ty Tesla Express chia sẻ cho một số kinh nghiệm hữu ích cho các doanh nghiệp đang muốn thực hiện quy trình xuất khẩu sang châu Âu.
- Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng: Tìm hiểu kỹ nhu cầu tiêu dùng và xu hướng nhập khẩu của từng quốc gia eu. điều này giúp các doanh nghiệp sẽ dễ dàng cạnh tranh với các mặt hàng nội địa của châu âu.
- Xây dựng quan hệ đối tác tin cậy: Hợp tác với nhà nhập khẩu tại châu âu có uy tín để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch quốc tế.
- Luôn sản xuất sản phẩm chất lượng: Đảm bảo rằng các doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn xuất hàng đi châu Âu cả về chất lượng và yêu cầu pháp lý của EU. Điều này giúp việc xuất khẩu hàng hóa thuận lợi hơn.
- Tìm hiểu về văn hóa kinh doanh ở châu Âu: Mỗi nước EU có phong cách kinh doanh mặt hàng khác nhau, doanh nghiệp cần tìm hiểu để có chiến lược tiếp cận phù hợp.
- Chuẩn bị kỹ lưỡng thủ tục quy trình xuất khẩu hàng hóa đi châu Âu tại Việt Nam: Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp khai báo hải quan thuận lợi hơn.
- Sử dụng dịch vụ tư vấn xuất khẩu: Nếu không chắc chắn thì các doanh nghiệp có thể nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc công ty tư vấn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Câu Hỏi Thường Gặp Khi Xuất Khẩu Hàng Sang Châu Âu FAQs

Quy trình xin giấy chứng nhận CO form EUR.1 xuất khẩu đi Châu Âu?
Quy trình các bước xin chứng nhận C/O Form EUR.1 để xuất khẩu sang EU bao gồm: kiểm tra xác định hàng hóa đủ điều kiện theo chứng nhận C/O ưu đãi hay không; chuẩn bị hồ sơ xin cấp C/O; nộp hồ sơ thủ tục tại các cơ quan có thẩm quyền (có thể nộp trực tuyến tại ecosys.gov.vn); chờ 2-7 ngày để duyệt hồ sơ; nhận được bản giấy tại cơ ban xin cấp.
Tesla Express có bài viết nói rõ các bước quy trình thủ tục xin chứng nhận C/O mà bạn có thể tham khảo qua, cần phải chuẩn bị giấy tờ hồ sơ gì và các lưu ý đầy đủ.
Chi phí xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu là bao nhiêu?
Tại Tesla Express, chi phí xuất hàng sang châu Âu giao động từ 245k/kg tùy vào loài loại hàng hóa, quốc gia nhập hàng và tỷ giá tiền tệ EURO. Tham khảo thêm bài viết đồng EURO bằng bao nhiêu tiền Việt Nam đồng để rõ thêm về tỷ giá EURO tác động thế nào đến giao dịch XNK.
Tiêu chuẩn xuất khẩu thực phẩm sang châu Âu gồm những gì?
Để xuất khẩu thực phẩm sang châu Âu, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chất lượng, nhãn mác, nguồn gốc và các trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn xuất khẩu hàng thực phẩm phổ biến đi EU gồm tiêu chuẩn ISO 22000:2018, HACCP và BRC.
Thời gian vận chuyển hàng hóa xuất khẩu qua châu Âu mất bao lâu?
Thời gian xuất khẩu hàng đi Châu Âu dao động từ 3-45 ngày, tùy vào phương thức vận chuyển và quốc gia tại EU. Vận chuyển đường biển là lâu nhất (tầm 25-35 ngày); đường hàng không là nhanh nhất (tầm 3-7 ngày). Nếu bạn muốn biết cụ thể thời gian gửi hàng qua mỗi nước Europe mất bao lâu thì bạn hãy tham khảo dịch vụ gửi hàng đi châu Âu của Tesla Express để rõ hơn.
Thủ tục quy trình xuất khẩu sang châu Âu đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nắm vững các quy định tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Nếu bạn cần hỗ trợ quy trình hay thủ tục xuất hàng đi châu Âu thì hãy liên hệ Tesla Express để được tư vấn rõ hơn.