Trong bối cảnh chi phí logistics ngày càng gia tăng, việc hiểu rõ phí Local Charge là gì ngày càng quan trọng với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Dù chỉ chiếm một phần nhỏ, phí Local Charge vẫn có thể ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách và lợi nhuận nếu không được kiểm soát hợp lý. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Tesla Express tìm hiểu chi tiết khái niệm về phí địa phương Local Charge, giải thích chi tiết các loại phí LCC, các quy định, cách khai báo và tính phí LCC trong thực tế.
Định nghĩa phí Local Charge là gì
Phí Local Charge (Phí địa phương – LCC) là các khoản chi phí phát sinh tại cảng, sân bay hoặc kho bãi ở nước xuất khẩu và nhập khẩu, do hãng tàu hoặc forwarder thu riêng, không bao gồm trong cước vận chuyển chính. Các khoản phí này bao gồm chi phí xếp dỡ, lưu kho, xử lý chứng từ, khai báo hải quan,…
Theo Thông tư 39/2018/TT-BTC, một số LCC có thể tính vào trị giá tính thuế nhập khẩu nếu thuộc trách nhiệm của người nhập khẩu theo điều kiện giao hàng quốc tế (Incoterms). Do đó, việc hiểu rõ và phân loại đúng phí LCC giúp doanh nghiệp vừa kiểm soát chi phí, vừa kê khai thuế chính xác.
Đặc biệt, với việc gửi hàng đi châu Âu, nơi yêu cầu nghiêm ngặt về thủ tục và logistics, phí LCC có thể tăng cao nếu không dự trù trước. Việc kiểm soát tốt LCC là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Các loại phí Local Charge phổ biến doanh nghiệp cần biết
Phí địa phương Local Charge gồm những gì? Tesla Express sẽ tổng hợp đầy đủ các loại phí phổ biến ngay bên dưới để bạn dễ theo dõi.
Phí Terminal Handling Charge (THC)
Phí THC là khoản phí xếp dỡ container tại cảng, bao gồm việc nâng hạ hàng từ tàu và các hoạt động như di chuyển, lưu kho tạm thời. Phí này do hãng tàu thu lại từ chủ hàng để bù chi phí xử lý tại cảng. Đây là loại phí Local Charge phổ biến và gần như bắt buộc trong mọi lô hàng xuất nhập khẩu.
Phí Delivery Order Fee (DOF)
Phí DOF là loại charge phí Local Charge hàng nhập khẩu nhập đầu vào, do người nhận hàng thanh toán để được cấp lệnh giao hàng từ hãng tàu. Sau khi nhận được thông báo hàng đến, người nhận sẽ nộp phí DOF và nhận lệnh để lấy hàng ra khỏi cảng. Đây là một bước bắt buộc trong quy trình nhận hàng nhập khẩu, đảm bảo việc giao nhận diễn ra đúng quy định và hợp lệ.
Phí Container Freight Station (CFS)
Phí CFS là khoản phí Local Charge hàng lẻ LCL khi cần xử lý tại kho chứa container. Phí này được thu để chi trả cho các công đoạn như dỡ hàng từ container đưa vào kho, hoặc đóng gói, phân loại, lưu trữ hàng trước khi xếp lên tàu. Đây là một loại LCC phổ biến trong vận chuyển quốc tế, đặc biệt khi không sử dụng nguyên container (FCL).
Phí Handling Fee
Đây là khoản phí do các đơn vị forwarder thu để xử lý hồ sơ, giấy tờ và điều phối lô hàng. Khoản phí này dùng để chi trả cho các công việc như khai báo hải quan, phát hành vận đơn, lệnh giao hàng,… Mức phí này không cố định mà phụ thuộc vào dịch vụ cụ thể, thường xuất hiện trong cả xuất và nhập khẩu.
Phí sửa đổi Bill of Lading
Phí chỉnh sửa Bill of Lading phát sinh khi cần thay đổi thông tin trên vận đơn do sai sót hoặc yêu cầu điều chỉnh sau khi đã phát hành. Đây là một loại phí LCC xuất khẩu, do hãng tàu thu khi thực hiện chỉnh sửa theo yêu cầu với mức phí dao động từ 50–100 USD/lần chỉnh.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về Bill of Lading thì hãy tham khảo bài viết phân tích chuyên sâu vận đơn Bill of Lading là gì của Tesla Express.
Phí Automated Manifest System (AMS)
Loại phí này là khoản chi bắt buộc khi xuất khẩu hàng sang các nước như Mỹ, Canada,… nhằm khai báo trước thông tin hàng hóa với hải quan nước nhập khẩu qua hệ thống AMS. Phí này do hãng tàu hoặc forwarder thu, phổ biến khoảng 30 USD/Bill.
Phí Peak Season Surcharge (PSS)
Phí PSS là khoảng phụ phí được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm vận chuyển, khi nhu cầu vận tải tăng mạnh như dịp lễ, tết. Mức phí này nhằm bù đắp chi phí phát sinh do lượng hàng hóa lớn và hạn chế về phương tiện vận chuyển. PSS có tính chất thời điểm và không áp dụng quanh năm.
Phí General Rate Increase (GRI)
GRI là khoản charge phí do các hãng tàu áp dụng nhằm điều chỉnh tăng giá cước vận chuyển trong một khoảng thời gian nhất định. Việc tăng phí thường phản ánh biến động thị trường và được thông báo trước. GRI áp dụng chung cho tất cả các lô hàng, không phân biệt loại hình hay tuyến vận chuyển.
Phí Bunker Adjustment Factor (BAF)
Phí BAF là phí LCC hàng xuất, được hãng tàu thu dưới dạng phụ phí nhiên liệu nhằm điều chỉnh theo biến động giá dầu trên thị trường. Mức phí này thay đổi tùy theo thời điểm, tuyến đường và chính sách của từng hãng, nhằm đảm bảo hoạt động vận chuyển không bị ảnh hưởng bởi biến động nhiên liệu.
Phí Container Imbalance Charge (CIC)
Đây là là charge phí phát sinh khi hãng tàu phải vận chuyển container rỗng từ nơi dư thừa đến khu vực thiếu hụt để cân bằng nguồn vỏ. Phí này thường áp dụng trên các tuyến có sự chênh lệch lớn giữa lượng hàng xuất và nhập.
Các loại phí Local Charge LCC khác
Ngoài các loại phí đã liệt kê bên trên, dưới đây là các loại Local Charge và surcharge khác phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu, chẳng hạn như:
- Phí LCC cho an ninh: Gồm phí an ninh của cảng (PSC), phí an ninh của hãng tàu (CSC).
- Phí Local Charge về khai báo hải quan điện tử: Bao gồm phí AMS hoặc ISF ( khai báo hàng nhập khẩu Mỹ), ACI (khai báo hàng đi Canada), ENS (khai báo kiện hàng vào EU), AFR ( khai báo lô hàng đi Nhật).
- LCC về kỹ thuật và xử lý container: Đây là phí vệ sinh container (CCL), phí bảo trì container (CMF).
- Phí LCC cho xử lý hàng: Phí niêm phong container (seal), phí giải phóng hàng không cần bản gốc (Telex Release), phí xử lý hàng lẻ tại kho (CFS).
- LCC về giao hàng tại đích: Đây là phí DDC (Destination Delivery Charge).
- Phí Local Charge khi vận chuyển container rỗng: Gồm phí CIC (Container Imbalance Charge).
Bên cạnh việc dự trù các phụ phí này, Tesla Express mời bạn tìm hiểu kỹ thêm các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo an toàn tài cho lô hàng của mình..
Quy định về phí Local Charge trong Logistic
Phí LCC là nhóm chi phí không cố định nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh bởi một số quy định pháp lý và chính sách từ cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải và xuất nhập khẩu. Tesla Express gửi đến bạn bên dưới các quy định cần lưu ý về phí LCC trong logistic.
- Quy định từ cơ quan hải quan và cảng vụ tại Việt Nam: Các phí như THC, chứng từ, CFS… phải được công khai minh bạch. Cơ quan như Cục Hàng hải, Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính có quyền giám sát và yêu cầu báo cáo khi có dấu hiệu thu phí không minh bạch.
- Quy định và tiêu chuẩn của các bên quốc tế liên quan: Phí Local Charge không nằm trong Incoterms nhưng sẽ chịu ảnh hưởng bởi điều kiện giao hàng. Các phí như AMS, EN,… được áp dụng theo yêu cầu của từng quốc gia, phí LCC sẽ bao gồm các khoản phí liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ đó.
- Chính sách biểu phí của hãng tàu và forwarder: Hãng tàu/forwarder được xây dựng biểu phí riêng nhưng phải công khai và có hóa đơn đầy đủ. Theo Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) vào năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải đã từng yêu cầu các hãng tàu công khai biểu phí LCC nhằm đảm bảo minh bạch và ngăn ngừa tình trạng thu phí bất hợp lý.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cách khai báo tính phí LCC
Để có cái nhìn toàn diện và chủ động trong việc kiểm soát phí Local Charge (LCC), doanh nghiệp cần nắm vững ba phần sau: yếu tố tác động đến mức phí, cách khai báo và cách tính toán cụ thể. Cùng tìm hiểu lần lượt từng phần để quản lý phí LCC hiệu quả hơn.
Yếu tố ảnh hưởng đến phí Local Charge
Các yếu tố ảnh hưởng đến phí địa phương LCC:
- Tuyến đường vận chuyển: Mỗi khu vực, cảng đến sẽ có mức thu phí khác nhau tùy theo chính sách của từng quốc gia và cảng vụ.
- Loại hình hàng hóa: Hàng thông thường, hàng nguy hiểm, hàng lạnh hoặc hàng siêu trường siêu trọng sẽ phát sinh mức phí khác nhau.
- Điều kiện giao hàng (Incoterms): Các điều kiện như FOB, CIF, DDP… sẽ ảnh hưởng đến bên chịu trách nhiệm và phạm vi phí địa phương.
- Hãng tàu hoặc forwarder: Mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ có biểu phí riêng, tùy vào chất lượng dịch vụ và chi phí vận hành.
- Thời điểm vận chuyển: Vào mùa cao điểm, phí có thể tăng do nhu cầu vận tải tăng cao hoặc phát sinh phụ phí mùa vụ (PSS).
- Vị trí cảng đi và cảng đến: Cơ sở hạ tầng, quy định địa phương và mức độ ùn tắc của cảng cũng ảnh hưởng đến chi phí Lo.
- Loại container vận chuyển (FCL/LCL): Hàng nguyên container (FCL) và hàng lẻ (LCL) sẽ chịu các loại phí và cách tính khác nhau.
Cách khai báo phí LCC
Các bước khai báo phí Local Charge trên hợp đồng bao gồm:
- Bước 1: Bạn cần dựa vào loại hình hàng hóa (FCL hay LCL), tuyến đường vận chuyển, điều kiện Incoterms để xác định những loại LCC liên quan.
- Bước 2: Bạn phải lấy bảng phí hiện hành từ hãng tàu/forwarder để nắm rõ mức phí, cách tính và thời điểm áp dụng.
- Bước 3: Khi làm booking, bạn phải thể hiện rõ từng khoản phí địa phương thay vì chỉ báo gộp trong tổng cước.
- Bước 4: Một số loại phí LCC ảnh hưởng đến trị giá tính thuế nhập khẩu, vậy nên bạn cần kê khai chính xác trong hệ thống VNACCS theo quy định hải quan.
- Bước 5: Đảm bảo có đủ chứng từ kèm theo phí LCC như hóa đơn, báo giá, manifest hoặc D/O… để phục vụ thanh toán hoặc kiểm tra sau này.
Bên cạnh việc kê khai chi phí địa phương LCC, hoá đơn thương mại cũng là một chứng từ quan trọng cần khai báo chính xác để phục vụ thanh toán và thông quan. Mời bạn tham khảo thêm bài viết Commercial Invoice là gì của Tesla Express để hiểu rõ hơn.
Cách tính giá cước phí địa phương
Tesla Express sẽ đưa ra ví dụ một lô hàng cần tính phí địa phương, lô hàng của bạn có thể được tính toán dựa trên các khoản mục cụ thể như:
- Phí THC: Giả sử chi phí cho việc xử lý container tại cảng là 120 USD/container. Khi xuất khẩu 4 container hàng hóa, phí THC sẽ là: 120 USD x 4 = 480 USD
- Phí CFS: Với hàng lẻ (LCL), giả sử mức phí là 25 USD/m³, lô hàng có tổng dung tích 10 m³ sẽ có phí CFS là: 25 USD x 10 = 250 USD
- Phí Handling: Phí xử lý chứng từ, khai báo hải quan và điều phối hàng hóa có thể được tính theo từng lô hàng. Ví dụ: Handling fee = 40 USD/lô
Tổng LCC mà doanh nghiệp phải trả sẽ là tổng hợp của các loại phí trên, gồm: 480 USD + 250 USD + 40 USD = Tổng phí LCC là 770 USD
Lưu ý: Tùy vào lô hàng và loại hình vận chuyển, doanh nghiệp sẽ có các khoản phí khác nhau, nhưng cách tính vẫn tương tự như trên.
Những lưu ý quan trọng về Local Charge
Việc hiểu đúng bản chất và đặc điểm của phí LCC sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình xuất nhập khẩu, tránh những sai sót trong thủ tục và hạn chế chi phí phát sinh không cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về phí địa phương mà doanh nghiệp nên nắm rõ:
- Local Charge không nằm trong cước vận chuyển chính: Doanh nghiệp cần lưu ý rằng các khoản phí LCC là phụ phí tính riêng, không bao gồm trong giá cước chính thức mà hãng tàu hoặc forwarder cung cấp.
- Biểu phí LCC sẽ thay đổi theo hãng tàu và forwarder: Mỗi đơn vị có thể áp dụng mức phí riêng tùy theo tuyến vận chuyển, dịch vụ cung cấp hoặc thỏa thuận thương mại.
- Nên xác nhận rõ phí LCC trước khi ký hợp đồng: Việc làm rõ các khoản phí từ đầu sẽ giúp lô hàng tránh phát sinh chi phí ngoài hợp đồng hoặc bị thu những khoản phí không minh bạch.
- Một số loại phí địa phương có thể thay đổi theo thời điểm: Các khoản như PSS, GRI, BAF có thể được điều chỉnh theo thị trường và tình hình thực tế.
- Không phải tất cả các loại phí LCC đều cần khai báo hải quan: Doanh nghiệp chỉ cần kê khai những khoản phí ảnh hưởng đến trị giá tính thuế như phí vận chuyển quốc tế hoặc các khoản liên quan đến giá CIF, DDP…
Câu hỏi thường gặp FAQS về phí LCC
Phí địa phương có giống nhau ở tất cả các cảng không?
Không. Mỗi cảng và khu vực có mức LCC khác nhau tùy theo hạ tầng, chính sách và hãng tàu.
Ai trả phí Local Charge trong xuất nhập khẩu?
Người mua hoặc người bán sẽ là bên chi trả phí LCC, tùy vào điều kiện giao hàng (Incoterms) được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Phí địa phương có phải chịu thuế VAT không?
Có. Một số loại phí LCC như phí THC, phí handling, phí DOF… thường do doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ nên phải chịu thuế VAT (thường là 10%).
Thời gian giao hàng có bị ảnh hưởng bởi phí LCC không?
Có thể. Nếu người nhập khẩu hoặc xuất khẩu chậm thanh toán phí LCC hoặc thiếu các chứng từ liên quan như hóa đơn cước phí, lệnh giao hàng (D/O), vận đơn (B/L), chứng từ hải quan, hàng hóa có thể bị giữ lại tại cảng, dẫn đến chậm giao hàng.
Local Charge và Surcharge khác nhau như thế nào?
LCC là phí địa phương phát sinh tại cảng hoặc kho bãi. Surcharge là phụ phí hãng tàu thu thêm do biến động thị trường như giá nhiên liệu, mùa cao điểm,… Cả hai đều không nằm trong cước chính.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm phí Local Charge là gì các loại LCC trong hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như nắm được cách khai báo và tính toán sao cho hợp lý, tránh phát sinh chi phí địa phương không mong muốn. Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác logistics đáng tin cậy trong việc khai báo hải quan bao gồm cả việc xử lý các khoản phí Local Charge, Tesla Express luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ bạn trong mọi khâu của chuỗi cung ứng.