Danh sách các loại phụ phí trong xuất nhập khẩu phổ biến

cac loai phu phi trong xuat nhap khau

Khi làm việc với đối tác logistics, các loại phụ phí trong xuất nhập khẩu là yếu tố mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Đây là những loại phí phụ phát sinh ngoài cước vận chuyển chính, thường được áp dụng bởi hãng tàu hay đơn vị giao nhận. Việc hiểu rõ từng loại phụ phí và cách kiểm tra báo giá giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kế hoạch tài chính và tránh những khoản phí không rõ ràng. Cùng Tesla Express khám phá chi tiết những loại phí phụ qua bài viết dưới đây nhé!

cac loai phu phi trong xuat nhap khau

Phụ phí là gì trong xuất nhập khẩu

Phụ phí (Surcharge) trong xuất nhập khẩu là các loại chi phí phát sinh thêm ngoài cước phí vận chuyển chính, được các hãng tàu hoặc công ty logistics/forwarder đặt ra cho người gửi hàng hoặc người nhận hàng. Đây là những khoản phí nhằm bù đắp cho các chi phí đặc biệt trong quá trình vận chuyển như: phí xăng dầu, phí mùa cao điểm, phí chuyển cảng, phí vệ sinh container,…

Phí Surcharge có thể thay đổi theo thời điểm, tuyến đường vận chuyển và quy định riêng của từng hãng tàu nên các doanh nghiệp Logistics khi sử dụng dịch vụ logistics hoặc thuê hãng vận chuyển cần tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh phát sinh các khoản phí không rõ ràng.

Phân loại các phụ phí phổ biến trong Logistics

Sau đây là phân loại các loại phí trong Logistics gồm phí Local Charge, phí Surcharge và các loại phí khác.

Phân loại nhóm phụ phí theo địa điểm phát sinh

Các loại phụ phí trong xuất nhập khẩu ở từng địa điểm gồm:

  • Phí tại cảng đi/sân bay đi (Origin Local Charges): Đây là phí phát sinh tại điểm xuất phát hàng hóa, thường do hãng tàu, cảng hoặc đơn vị dịch vụ nội địa thu. Một số loại phí phổ biến bao gồm: phí vận chuyển từ kho ra cảng, phí nâng hạ container, phí đóng hàng,…
  • Phụ phí trong quá trình vận chuyển (Surcharges): Phí này bao gồm các khoản phụ thu được cộng thêm trong suốt quá trình vận chuyển quốc tế. Các phụ phí này có thể bao gồm phụ phí nhiên liệu (BAF), phụ phí mùa cao điểm (PSS), phụ phí an ninh, hoặc bảo hiểm,…
  • Phí tại cảng đến/sân bay đến (Destination Local Charges): Đây là chi phí phát sinh tại nơi nhận hàng, do cảng đến, hãng tàu hoặc đơn vị giao nhận đầu nhập thu. Có thể kể đến như phí dỡ hàng, phí lưu container, phí phục vụ hàng nhập khẩu TCS,…

Phân loại nhóm phụ phí theo đơn vị thu phí:

Các loại phụ phí trong Logistics theo đơn vị thu phí gồm:

  • Phí do hãng tàu/hãng hàng không thu: Hãng tàu hoặc hãng bay sẽ thu các loại phí này từ shipper hoặc consignee, tùy điều kiện giao hàng. Một Số loại phổ biến bao gồm phí xăng dầu (BAF), phí mất cân bằng container (CIC), phí xếp dỡ tại cảng (THC),…
  • Phí do cảng/nhà ga thu: Đây là các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng cơ sở hạ tầng cảng biển, cảng hàng không hoặc nhà ga hàng hóa. Các khoản này thường do cảng thu trực tiếp hoặc thông qua đại lý gồm phí nâng hạ container, phí lưu bãi, phí sử dụng cơ sở hạ tầng,…
  • Phí do đại lý / công ty giao nhận thu: Đây là phí dịch vụ do forwarder hoặc đại lý giao nhận thư trong quá trình xử lý lô hàng gồm phí làm chứng từ (Documentation Fee), phí lệnh giao hàng (D/O), phí handling nội địa,…

Giải thích các loại phụ phí thường gặp trong XNK

giai thich cac loai phu phi thuong gap trong logistic

Sau đây Tesla Express sẽ gửi đến bạn định nghĩa các loại phí Local Charges và phí Surcharge thường gặp trong quy trình Logistics.

Phí tại cảng và sân bay Local Charges

Phí Local Charge thường gặp tại cảng và sân bay gồm:

  • THC (Terminal Handling Charge): Đây là khoản phí dùng để chi trả cho các hoạt động bốc dỡ container tại cảng.
  • D/O (Delivery Order): Phí thu cho việc phát hành lệnh giao hàng đối với lô hàng nhập khẩu.
  • Phí CFS (Container Freight Station): Phí xử lý hàng lẻ (LCL) tại kho CFS, bao gồm các chi phí như tháo dỡ, phân loại và lưu trữ hàng trước khi giao cho người nhận..
  • Handling fee: Phí làm hàng của đại lý/forwarder.
  • Phí Bill of Lading / Airway Bill: Phí phát hành vận đơn.
  • Telex Release fee: Phí gửi thông báo giao hàng bằng điện tử.
  • Phí Cleaning: Phí vệ sinh container.
  • Lift-on/Lift-off fee (Lo/Lo): Phí thu cho hoạt động nâng hoặc hạ container lên/xuống xe hoặc bãi container.
  • Phí Storage: Phí lưu kho/lưu bãi.
  • Demurrage (DEM) / Detention (DET): Phí lưu container tại cảng/tại kho riêng.

Phụ phí của Hãng tàu và Hãng hàng không Carrier Surcharges

Một số loại phụ phí phổ biến do các hãng tàu và hãng bay áp dụng bao gồm:

  • BAF (Bunker Adjustment Factor) / FAF (Fuel Adjustment Factor): Đây là phí về biến động giá nhiên liệu.
  • CAF (Currency Adjustment Factor): Phí biến động tỷ giá hối đoái.
  • PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí này được áp dụng trong mùa cao điểm logistics.
  • GRI (General Rate Increase): Đây là phí điều chỉnh tăng giá cước vận chuyển của các hãng tàu.
  • CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí này được thu nhằm mất cân bằng vỏ container.
  • PCS (Port Congestion Surcharge): Phí này phát sinh khi cảng bị tắc nghẽn.
  • SCS (Suez Canal Surcharge) / PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào.
  • AMS (Automated Manifest System) / AFR (Advance Filing Rules) / ENS (Entry Summary Declaration): Phí dùng để khai báo thông tin hàng hóa cho hải quan Mỹ, Nhật, EU,…
  • ISPS (International Ship and Port Facility Security): Phí an ninh áp dụng tại cảng biển, nhằm đảm bảo tuân thủ quy định quốc tế về bảo vệ tàu và cơ sở cảng theo Bộ luật ISPS.
  • COD (Change of Destination): Phí này phát sinh khi thay đổi cảng đến.
  • Phí hàng nguy hiểm (DG Surcharge), hàng quá khổ (OOG Surcharge), hàng lạnh (Reefer Surcharge),…

Ngoài các ra LCC và surcharge, bạn nên tìm hiểu kĩ bài viết sau của Tesla Express về các chứng từ như commercial invoice để đối chiếu thông tin giá trị lô hàng và xác định các chi phí phát sinh là hợp lý.

Tổng hợp các loại phụ phí khác trong XNK

tong hop cac loai phu phi khac trong xuat nhap khau

Ngoài các loại phí trong xuất nhập khẩu gồm phí LCC và phí Surcharge, tuy nhiên trong thực tế hoạt động Logistics còn có nhiều khoản phí phát sinh khác tùy theo đặc thù của từng lô hàng. Một số loại phụ phí khác mà công ty thường gặp bao gồm:

  • Phí chứng từ (Documentation Fee): Chi phí này phát sinh cho việc soạn thảo, xử lý và cấp phát các loại giấy tờ liên quan đến lô hàng.
  • Phí niêm yết (Seal Fee): Đây là phí phụ Surcharge cho việc gắn kẹp chì hoặc seal niêm phong lên container cho lô hàng của bạn.
  • Phí khai báo hải quan (Customs Brokerage Fee): Do đại lý hoặc công ty logistics thu khi thực hiện dịch vụ khai báo hải quan thay cho chủ hàng.
  • Phí kiểm tra chuyên ngành: Phát sinh khi hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch thực vật, kiểm tra chất lượng.
  • Phí xử lý hàng lẻ (LCL Handling Fee): Áp dụng cho các lô hàng không đủ container, cần gom chung với các lô hàng khác.
  • Phí lấy container rỗng / trả container (Empty Container Handling): Phát sinh trong quá trình lấy hoặc trả vỏ container tại depot.
  • Phí sửa vận đơn (Bill Amendment Fee): Phụ phí này phát sinh khi người gửi yêu cầu thay đổi thông tin trên vận đơn đã được phát hành.
  • Phí giám định (Inspection Fee): Trong trường hợp lô hàng yêu cầu thuê bên thứ ba giám định số lượng, chất lượng, tình trạng hàng hóa.

Cách kiểm tra quản lý phụ phí xuất nhập khẩu hiệu quả

Để kiểm tra lô hàng gồm có các phụ phí gì, bạn cần yêu cầu forwarder hoặc hãng tàu cung cấp báo giá đầy đủ, trong đó liệt kê rõ từng hạng mục chi phí. Doanh nghiệp cần đảm bảo bảng báo giá quotation đã tách riêng phần cước vận chuyển chính và các loại phụ phí đi kèm, đồng thời nêu rõ mức thu phụ phí cho từng loại.

Ngoài ra, để quản lý phụ phí LCC và Surcharge chặt chẽ, tránh các phát sinh không đáng có, doanh nghiệp của bạn cần:

  • Bạn cần đảm bảo báo giá liệt kê rõ từng loại phụ phí, tách riêng cước chính và cước phụ. Các khoản phí biển động như CIC, BAF, PSS,… cần ghi cụ thể.
  • Doanh nghiệp nên rà soát thật kỹ các khoản chi phí phụ phát sinh sau vận chuyển. Nếu có khoản phí bất thường, hãy yêu cầu đối tác giải trình rõ ràng hoặc cung cấp chứng từ gốc để đối chiếu.
  • Công ty phải hiểu rõ điều kiện giao hàng (Incoterms) để xác định đúng trách nhiệm thanh toán giữa các bên, tránh trường hợp bị thu sai hoặc thu thêm phụ phí không hợp lý.
  • Bạn cần tạo file theo dõi từng khoản phí theo lô hàng, tuyến đường, nhà cung cấp để kiểm soát và đàm phán tốt hơn.

Để quá trình logistics diễn ra suôn sẻ, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong bài viết sau của Tesla Express để tránh các sơ suất không mong muốn về xuất nhập khẩu hàng hóa đi quốc tế.

Các câu hỏi thường gặp về các loại phụ phí trong xuất nhập khẩu FAQ

cau hoi thuong gap faqs ve cac loai phu phi trong xuat nhap khau

Local charges là gì và bao gồm những phí nào?

Phí local charges là phí địa phương phát sinh tại cảng/sân bay đi hoặc đến, do hãng tàu, cảng, hoặc forwarder thu như phí THC, Cleaning fee, Documentation fee,… Các loại phí này thường được thể hiện chi tiết trong invoice do đơn vị vận chuyển hoặc logistics phát hành.

Phí chứng từ hàng nhập là gì?

Phí chứng từ hàng nhập là khoản phí do hãng tàu (Maersk, MSC, Evergreen,…) hoặc đơn vị giao nhận thu để thực hiện các thủ tục giấy tờ liên quan đến lô hàng nhập khẩu.

Phí Customs là gì?

Đây là phí khai báo hải quan, do đại lý/forwarder thu khi thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan. Phí customs không bao gồm thuế xuất nhập khẩu nhà nước.

Phí VVN là phí gì?

Phí VVN hay VGM là phí liên quan đến việc cân và khai báo trọng lượng tổng của container, bao gồm cả hàng hóa và vỏ container. Phí này thường được thu bởi hãng tàu hoặc cảng nếu họ hỗ trợ thực hiện việc xác nhận trọng lượng.

Inspection fee là gì?

Inspection fee là phí kiểm tra thực tế hàng hóa do cơ quan chức năng thu (hải quan, kiểm dịch, an toàn thực phẩm…), áp dụng khi lô hàng thuộc diện kiểm tra.

NBF là phí gì trong xuất nhập khẩu?

Đây là phí không phát hành vận đơn giấy (No Bill of Lading Fee), do hãng tàu thu khi khách chọn telex release hoặc vận đơn điện tử.

Trên đây là những thông tin hữu ích về các loại phụ phí trong xuất nhập khẩu. Hy vọng bạn đã biết phân loại, tối ưu phụ phí, và quản lý chi phí tốt hơn trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần gửi hàng đi châu Âu ít có phụ phí, hãy liên hệ Tesla Express qua hotline 0942 923 365 để được hỗ trợ giải đáp.

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *