Thư tín dụng LC là gì điều kiện mở L/C để thanh toán

lc la gi

Thư tín dụng LC là gì và vì sao đây là phương thức thanh toán phổ biến trong thương mại quốc tế? Letter of Credit L/C không chỉ đảm bảo an toàn trong giao dịch mà còn giúp giảm thiểu rủi ro và tránh các tranh chấp phát sinh. Trong bài viết dưới đây, Tesla Express sẽ cùng bạn khám phá chi tiết về L/C, từ khái niệm, các nội dung cơ bản đến quy trình thanh toán chi tiết.

lc la gi

Letter of Credit LC là gì trong xuất nhập khẩu

LC là một hình thức giao dịch quan trọng do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của bên nhập khẩu. Ngân hàng sẽ thay mặt bên mua cam kết chi trả cho bên bán một khoản tiền nhất định nếu người bán cung cấp được đầy đủ chứng từ phù hợp với các điều khoản được quy định trong Letter of Credit.

Phương thức thanh toán bằng LC chịu ảnh hưởng bởi các bộ quy tắc quốc tế, phổ biến nhất hiện nay là UCP 600 – do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành, đảm bảo tính thống nhất và minh bạch trong toàn bộ quá trình xử lý chứng từ và thanh toán.

Letter of Credit có vai trò như một cơ chế đảm bảo tài chính trung gian, giúp kiểm soát rủi ro giao dịch và tạo niềm tin giữa các bên trong giao dịch quốc tế, đặc biệt hữu ích khi hai bên chưa có đủ uy tín hoặc kinh nghiệm hợp tác trước đó.

Ví dụ, trong quá trình gửi hàng đi châu âu giá rẻ, giao dịch bằng L/C giúp bảo vệ quyền lợi của cả người xuất khẩu lẫn người nhập khẩu, đảm bảo giao dịch được thực hiện đầy đủ sau khi các chứng từ hợp lệ được xuất trình.

Các bên tham gia trong giao dịch L/C

Các đối tượng tham gia trong giao dịch bằng thư tín dụng gồm có:

  • Người yêu cầu mở L/C (Applicant): Đây thường là bên mua hàng yêu cầu ngân hàng của mình phát hành Letter of Credit để chi trả cho người bán khi điều kiện Documentary Credit được đáp ứng.
  • Ngân hàng phát hành thư LC (Issuing Bank): Đây là đơn vị có trách nhiệm phát hành tín dụng, cam kết thanh toán cho người xuất khẩu khi đáp ứng các yêu cầu chứng từ hợp lệ.
  • Ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank): Advising Bank có nhiệm vụ thông báo cho bên bán về việc chứng từ Letter of Credit đã được phát hành.
  • Người thụ hưởng (Beneficiary): Người thụ hưởng trong tín dụng là người xuất khẩu, người này được nhận chi trả từ đơn vị phát hành L/C sau khi cung cấp đủ các chứng từ phù hợp đã được quy định trong LC.

Ngoài những bên tham gia chính trên, còn có một số đơn vị khác như Confirming Bank, Negotiating Bank, Reimbursing Bank, tùy thuộc vào yêu cầu của người nhập khẩu và thỏa thuận giữa các bên mà các đơn vị sẽ được sử dụng linh hoạt.

Điều kiện cần có để mở hợp đồng LC

dieu kien mo hop dong lc

Để mở một hợp đồng thanh toán LC, các điều kiện bạn cần có bao gồm:

  • Doanh nghiệp cần có đầy đủ bộ giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và quyết định thành lập công ty.
  • Doanh nghiệp phải có tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, cần có ít nhất 500 USD trong tài khoản này.
  • Bạn cần giấy quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng để chứng minh người điều hành công ty có đủ thẩm quyền trong các quyết định tài chính.
  • Đối với doanh nghiệp phát hành LC bằng vốn tự có, công ty cần phải ký quỹ 100% số tiền cho Letter of Credit.
  • Công ty mở L/C bằng vốn vay từ ngân hàng, doanh nghiệp cần làm việc với bộ phận tín dụng để được xem xét.

Các loại thư tín dụng LC phổ biến trong giao dịch quốc tế

Tesla Express đã đầy đủ dưới đây các loại thư L/C phổ biến trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Mỗi loại L/C được phân thành nhiều loại khác nhau, tùy theo đặc điểm và điều kiện giao dịch như sau:

  • L/C có thể hủy bỏ (Revocable LC): Loại thư tín dụng này phép người mở hoặc ngân hàng phát hành có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo cho bên hưởng lợi.
  • Tín dụng chứng từ không thể hủy ngang (Irrevocable LC): Loại chứng từ này chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ khi có sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan.
  • L/C có xác nhận (Confirmed LC): Đây là L/C không thể huỷ bỏ, tính chất của nó là ngoài cam kết từ ngân hàng phát hành, một đơn vị thứ hai sẽ xác nhận thanh toán.
  • LC chuyển nhượng (Transferable LC): Tín dụng Transferable không thể huỷ bỏ này thiết kế để cho phép người thụ hưởng đầu tiên chuyển toàn bộ hoặc một phần giá trị LC cho một hoặc nhiều bên thụ hưởng thứ hai.
  • L/C giáp lưng (Back to Back LC): Dựa trên chứng từ L/C gốc, người thụ hưởng đầu tiên yêu cầu ngân hàng mở một LC giáp lưng thứ hai để chi trả cho nhà cung cấp hàng hóa.
  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving LC): Hợp đồng L/C này có thể được tái sử dụng nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.
  • L/C dự phòng (Standby LC): L/C dự phòng đóng vai trò như một bảo lãnh thanh toán trong trường hợp bên mua không thực hiện nghĩa vụ của mình.
  • Letter of Credit đối ứng (Reciprocal LC): Hai bên mua bán đồng thời phát hành documentary credit cho nhau, áp dụng khi cả hai đều là nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong các giao dịch khác nhau.
  • LC có điều khoản đỏ (Red Clause LC): Cho phép người thụ hưởng tạm ứng một phần giá trị L/C trước khi giao hàng, tạo điều kiện tài chính để sản xuất hoặc chuẩn bị hàng hóa.

Lưu ý: Nếu trên Letter of Credit không ghi rõ là “revocable” hay “irrevocable” thì mặc định sẽ được hiểu là không thể hủy ngang. Tương tự, nếu không đề cập đến “confirmed”, thì mặc nhiên đó là Documentary Credit không có xác nhận từ đơn vị thứ hai.

Nội dung chính của một thư tín dụng LC

noi dung cua thu tin dung lc la gi

Một Letter of Credit LC tiêu chuẩn thường bao gồm các thông tin cơ bản và bắt buộc như sau:

  • Số hiệu chứng từ tín dụng
  • Địa điểm mở L/C (place of issuing)
  • Ngày phát hành (issuing date)
  • Loại LC (có thể hủy, không thể hủy, có xác nhận, chuyển nhượng,…).
  • Thông tin người nhập khẩu, người xuất khẩu, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo.
  • Giá trị LC và loại tiền thanh toán.
  • Thời hạn hiệu lực (Expiry date).
  • Thời hạn giao hàng (Shipment date).
  • Thời hạn chi trả (Latest payment date).
  • Thông tin hàng hóa (Description of goods) gồm tên, số lượng, quy cách, bao bì…
  • Điều kiện giao hàng (Shipment term) theo Incoterms, địa điểm, phương thức vận chuyển.
  • Danh mục chứng từ cần xuất trình (Document for payment).
  • Cam kết chi trả từ đơn vị phát hành.
  • Các điều khoản bổ sung: Có thể là quy định về phí ngân hàng, các điều kiện đặc biệt, quy chiếu theo UCP hiện hành (thường là UCP 600), hoặc hướng dẫn xử lý chứng từ chi tiết.
  • Chữ ký của đơn vị phát hành Letter of Credit.

Thủ tục xin cấp LC gồm giấy tờ nào

Khi doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán LC tại ngân hàng, bộ hồ sơ thường bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị mở L/C theo mẫu của ngân hàng.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu).
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp (áp dụng với khách hàng mới).
  • Mã số xuất nhập khẩu.
  • Bản chính hợp đồng ngoại thương, hoặc bản photo có đóng dấu nếu hợp đồng ký qua fax/email.
  • Hợp đồng nhập khẩu ủy thác cho bên thứ 3 (nếu có)
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hóa nằm trong danh mục quản lý theo quy định Nhà nước).
  • Cam kết chi trả giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp tín dụng.
  • Chứng từ tín dụng và văn bản phê duyệt mở L/C trả chậm (nếu khách hàng mở L/C bằng vốn vay hoặc thư tín dụng trả chậm UPAS LC).
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (áp dụng nếu có giao dịch mua bán ngoại tệ).
  • Bản giải trình về việc mở Letter of Credit do phòng tín dụng đơn vị cấp tín dụng lập, có xác nhận của giám đốc chi nhánh hoặc người được ủy quyền (trong trường hợp ký quỹ dưới 100%).

Trong trường hợp xuất khẩu, bộ chứng từ LC sẽ có yêu cầu các loại chứng nhận khác như giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS… Nếu như bạn muốn tìm hiểu về loại giấy tờ CFS này thì hãy theo dõi bài viết phân tích chuyên sâu chứng nhận CFS là gì của Tesla Express.

Quy trình xử lý thanh toán LC cơ bản

quy trinh xu ly thanh toan lc co ban
Dưới đây là quy trình xử lý thanh toán LC cơ bản được thực hiện theo các bước cụ thể:

  • Bước 1: Người mua và người bán thống nhất các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương và thỏa thuận thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
  • Bước 2: Người nhập khẩu làm đơn đề nghị mở L/C và gửi đến ngân hàng phát hành. Tùy vào chính sách của từng đơn vị và độ tín nhiệm của khách hàng, ngân hàng có thể yêu cầu ký quỹ từ 0–100% trị giá lô hàng.
  • Bước 3: Letter of Credit sẽ được phát hành chuyển đến đơn vị thông báo qua hệ thống SWIFT để đảm bảo tính xác thực.
  • Bước 4: Ngân hàng thông báo kiểm tra tính hợp lệ của tín dụng và chuyển bản sao Letter of Credit đến người thụ hưởng. Người xuất khẩu có quyền yêu cầu tu chỉnh LC nếu phát hiện nội dung chưa phù hợp với hợp đồng.
  • Bước 5: Người xuất khẩu sau khi kiểm tra tính hợp lệ của nội dung thì tiến hành giao hàng, đồng thời lập bộ chứng từ theo yêu cầu của tín dụng chứng từ để gửi đến đơn vị thông báo.
  • Bước 6: Ngân hàng phát hành tiến hành kiểm tra chi tiết bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng, ngân hàng sẽ thanh toán theo thỏa thuận. Trường hợp có sai sót, đơn vị này có quyền từ chối giao dịch.
  • Bước 7: Đơn vị phát hành giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người này hoàn tất nghĩa vụ tài chính.
  • Bước 8: Người nhập khẩu xuất trình chứng từ cho hãng tàu để lấy hàng.

Lưu ý: Trong quy trình thanh toán, nếu L/C quy định phải có chứng từ bảo hiểm hàng hoá, thì người xuất khẩu bắt buộc phải xuất trình chứng từ này khi nộp bộ hồ sơ thanh toán.

Thắc mắc phổ biến về thư tín dụng L/C FAQS

LC có thể bị hủy bỏ không?

Có thể, nếu đây là loại tín dụng chứng từ hủy ngang Revocable LC, tuy nhiên loại này rất hiếm dùng trong thực tế. Đa số chứng từ tín dụng hiện nay là thuộc loại không huỷ ngang irrevocable LC, nghĩa là chỉ được hủy khi có sự đồng ý của tất cả các bên liên quan.

LC là gì trong thanh toán quốc tế?

Letter of Credit là một hình thức thanh toán trong giao dịch xuất nhập khẩu quốc tế.

Thời gian mở Letter of Credit mất bao lâu?

Thời gian mở L/C diễn ra từ 1–3 ngày làm việc kể từ khi người nhập khẩu nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ và ký quỹ theo yêu cầu ngân hàng.

Có thể sửa đổi nội dung hợp đồng LC sau khi phát hành không?

Có. Mọi sửa đổi phải được thực hiện thông qua văn bản sửa đổi LC Amendment và có hiệu lực khi cả ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo và người xuất khẩu đều chấp thuận.

Mối quan hệ giữa L/C và hợp đồng ngoại thương

Letter of Credit được phát hành dựa trên điều khoản của hợp đồng ngoại thương. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ xử lý chứng từ theo tín dụng chứng từ chứ không can thiệp vào các tranh chấp từ hợp đồng mua bán.

Tổng hợp mẫu LC trong thanh toán quốc tế Bank trong nước

Bạn có thể tham khảo vài mẫu thư tín dụng ngân hàng nội địa bao gồm Vietcombank, Eximbank, VPbank,… tại đây.

Qua bài viết LC là gì, bạn sẽ hiểu chi tiết về một tín dụng chứng từ gồm những gì và các thủ tục cần có để yêu cầu phát hành tín dụng từ ngân hàng. Đây là một kiến thức XNK mà các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực này cần nắm vững. Nếu bạn có nhu cầu chuyển hàng đi quốc tế mà vẫn còn lăng tăng về chứng từ tín dụng, hãy liên hệ ngay cho Tesla Express nhé!

Để lại đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *